Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Từ gà hấp mướp thơm ngon, cá hấp ngọt thịt, bò hầm củ cải bổ dưỡng, đến dạ dày nướng giòn giòn... mỗi món đều mang đến hương vị đặc trưng và cách chế biến đơn giản. Hãy cùng vào bếp và trải nghiệm những món ăn tuyệt vời này nhé!

1. GÀ HẤP MƯỚP

Nguyên liệu:

- 1 con gà ta ngon.

- 300ml nước dừa tươi.

- Một ít nấm hương tươi, nấm đùi gà baby.

- Vài quả mướp.

- Gia vị ướp gà: 5 củ hành tím - 1/2 thìa cafe muối hột - 1/2 thìa tiêu đen - 1 thìa dầu nghệ - 1 thìa nước mắm.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

Gà đã mổ đem rửa với chanh, muối, gừng rượu cho sạch, để ráo nước.

Nấm hương và nấm đùi gà rửa sạch. Nấm đùi gà có thể chẻ ra cho nhanh chín và dễ ăn hơn.

Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

Bước 2: Làm gia vị ướp gà

Hành khô bóc vỏ giã nhỏ rồi trộn với muối, tiêu đen, dầu nghệ, nước mắm.

Bước 3: Ướp gà

Lấy gia vị xoa đều lên khắp mình gà và bên trong bụng, mát xe nhẹ nhàng để gà dễ ngấm gia vị hơn. Sau đó ướp gà 30 phút cho ngấm.

Bước 4: Hấp gà với mướp

Lót lớp nấm đùi gà dưới chảo, cho gà vào, cho khoảng 300ml nước dừa tươi vào.

Đậy kín nắp chảo, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ tầm 20 phút.

Sau đó cho mướp và nấm hương vào, đun tiếp 10 phút nữa là xong.

Gà hấp mướp mềm ngon thơm phức, mướp ngọt thanh vô cùng hấp dẫn.

Gợi ý 5 món nóng hổi, thơm ngất ngây cho cuối tuần mùa đông lạnh giá - 1

2. CÁ HẤP 

Nguyên liệu:

- 1 con cá vược khoảng 500g (hoặc cá chép, cá chim...)

- Vài lát gừng thái sợi

- Hành lá 

- 3 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa muối

- Ớt xanh và đỏ để trang trí

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

Cá sau khi mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đầu và đuôi, cắt vây. Tiếp tục, cắt thành từng lát đều nhau dọc sống lưng, nhưng không cắt rời nhau mà để khoảng 2 cm gần bụng cá. Đầu cá và đuôi cá lần lượt được bổ đôi từ giữa.

Gừng rửa sạch thái sợi.

Hành lá rửa sạch cắt khúc.

Bước 2: Ướp cá

Cho tất cả cá vào âu lớn, cho gừng thái sợi và hành lá, 3 thìa rượu nấu ăn và 1 thìa muối vào, ướp khoảng 15 phút.

Bước 3: Hấp cá

Xếp gừng và hành lá thái nhỏ lên đĩa rồi dàn đều, sau đó trải đều cá rồi đặt lên đĩa, đầu cá và đuôi cá thẳng đứng phía trước, giống như con công đang xoè đuôi.

Sau khi nước trong nồi sôi, cho cá vào xửng, rắc một ít hành lá băm nhỏ lên trên cá rồi hấp trên lửa lớn khoảng 13 phút.

Sau khi hấp, đổ hết nước thừa trong đĩa ra bát, bỏ hành, gừng đi. Sau đó cho gừng thái chỉ, hành lá chẻ sợi nhỏ mới và ớt xanh, đỏ thái lát vào để trang trí.

Rưới 3 muỗng canh nước cá hấp lúc nãy vào, đun một ít dầu nóng rồi rưới đều lên trên. Thịt cá và hành và gừng sẽ dậy lên mùi thơm vô cùng hấp dẫn.

Cá hấp kiểu này vừa ngọt lại thơm, không mất đi mùi vị nguyên bản của cá đảm bảo ai cũng thích ăn.

Gợi ý 5 món nóng hổi, thơm ngất ngây cho cuối tuần mùa đông lạnh giá - 2

3. BÒ HẦM CỦ CẢI

Nguyên liệu:

- 300g thịt dẻ sườn bò, củ cải, 1 bông hoa hồi, một lượng gừng và hành lá vừa phải, một lượng rau mùi vừa phải, 1 thìa dầu hào, 4 thìa nước tương, 2 lá nguyệt quế, 1 miếng quế, 1 quả thảo quả, 1 thìa hắc xì dầu, lượng muối thích hợp.

Cách làm:

Thịt bò cắt thành từng miếng vuông vừa ăn, rửa sạch. Cho thịt bò vào nồi nước, thêm 3 lát gừng và một ít rượu trắng vào đun sôi, sau 3 phút vớt ra, rửa sạch bằng nước ấm. Làm cách này giúp thịt bò ít có bọt khi hầm.

Cho đường phèn vào nồi có chút dầu ăn, đun trên lửa nhỏ, cho thịt bò vào đảo vài lần nữa, thêm nước tương, hắc xì dầu và dầu hào cho vừa ăn. Đảo một lúc rồi cho nước nóng vào ngập thịt bò. Bạn nêm thêm một lần nước cho đủ, không nên thêm nước lạnh giữa chừng trong quá trình hầm. Thêm 1 bông hồi, 2 lá nguyệt quế, 1 miếng quế, 3 lát gừng, hành lá và một thìa rượu nấu.

Sau khi nước sôi, vặn lửa nhỏ hầm cho đến khi thịt bò mềm, trong khoảng 1 tiếng, nếu thích thịt dai thì giảm thời gian hầm.

Gọt vỏ củ cải trắng và cắt thành từng miếng vuông. Sau khi hầm thịt bò được 1 tiếng thì cho củ cải trắng vào và tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng nửa giờ, miếng củ cải sẽ mềm và chín, cực ngon.

Bạn có thể nêm nếm lại trước tắt bếp. Nếu nhạt có thể thêm một chút muối. Rắc rau mùi thái nhỏ lên và múc thịt bò hầm củ cải ra bát, ăn nóng với cơm.

Thịt bò hầm củ cải hoàn toàn mềm ngon, củ cải ngọt, có chút đậm đà quyện lẫn gia vị cũng như thấm đẫm những tinh tuý từ thịt bò, tạo nên món ăn ngon và bổ dưỡng trong mùa thu.

Gợi ý 5 món nóng hổi, thơm ngất ngây cho cuối tuần mùa đông lạnh giá - 3

4. DẠ DÀY NƯỚNG

Chuẩn bị:

- 1 cái dạ dày heo to, dày, có nhiều phần đen

- 10 ngọn rau húng quế

- 1 gói bột cà ri ông đầu bếp

- 1 ít tiêu hạt có tiêu xanh càng tốt

- 1 ít húng đỏ ăn kèm

- Hành khô 

- Gia vị: Muối, mì chính (tùy ý), nước mắm, hạt nêm (tùy ý)

Cách làm:

Bước 1: Làm sạch dạ dày

Dạ dày heo mua về muốn sạch, bạn có thể rửa như sau. Dùng dao lọc hết các phần mỡ thừa bám xung quanh dạ dày. Sau đó dùng kéo cắt nhẹ phần dạ dày và lộn mặt sau đó cắt bỏ hết tạp chất bên trong. Dùng dao cạo sạch phần vàng trên đầu dạ dày. 

Lộn mặt bên ngoài dạ dày để phần nhẵn hướng ra bên ngoài. Lưu ý, mùi hôi của dạ dày xuất phát từ chất nhầy nên chỉ cần làm sạch lớp chất nhầy này dạ dày sẽ không còn mùi khó chịu.

Cho dạ dày vào trong một cái nồi to hoặc chậu, rồi cho lượng bột mì thích hợp vào. Tốt nhất bạn nên rải đều bột mì này lên từng phần của dạ dày lợn và bắt đầu xoa đều tay, nhất là đối với mặt bên trong. Đối với phần dạ dày nhăn hơn, bạn cũng phải rắc thêm bột mì lên, rồi xoa mạnh tay. 

Lưu ý, khi lộn mặt trong của dạ dày, lúc rắc bột mì, nên cho thêm 3 muỗng canh dấm, 1 muỗng canh muối vào, bóp rồi để yên từ 1-2 phút. Giấm cũng giúp bột mì khử mùi hôi. Muối giúp khử trùng.

Nhiều người không hiểu tại sao lại dùng bột mì để rửa lòng lợn. Bột mì có khả năng hấp thu mạnh nên có thể hút sạch hết chất bẩn, nhờn bám trên dạ dày, còn giấm có tác dụng khử mùi tanh, muối khử trùng. Vì vậy khi rửa lòng lợn, bạn hãy cho bột mì và giấm và chút muối vào nhé.

Sau đó, rửa dạ dày với nước sạch vài lần là xong.

Bắc một nồi nước vừa, thêm muối trắng đun sôi thì cho dạ dày vào luộc khoảng 5 phút. Vớt ra rửa thật sạch rồi lộn phần có màng mỡ ra ngoài.

Bước 2: Nhồi rau húng quế

Rau húng quế rửa sạch nhồi căng vào dạ dày thêm tiêu và chút muối, dùng chỉ trắng khâu miệng dạ dày lại.

Bước 3: Luộc dạ dày

Cho dạ dày vào luộc với nước có muối, hành khô cả vỏ. Luộc sôi lửa vừa 35 phút.

Bước 4: Ướp dạ dày

Dạ dày luộc xong, vớt ra ướp với bột cà ri, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay trong 20 phút.

Bước 5: Nướng dạ dày

Làm nóng nồi chiên không dầu rồi cho dạ dày vào quay. Để nhiệt 200 độ C và kiểm tra liên tục. Vì dạ dày đã chín nên cho vào nồi chiên không dầu chỉ để làm vàng giòn mặt ngoài. Nhớ phết dầu ăn liên tục để tránh bị khô.

Khi dạ dày đã vàng đều 2 mặt thì mang thái ăn nóng.

Dạ dày nhồi húng quế nướng chấm với muối tiêu chanh hoặc mắm tôm kèm húng quế, húng đỏ vô cùng hấp dẫn.

Dạ dày nướng thơm nức, giòn giòn quyện lẫn mùi thơm của húng quế quyến rũ vô cùng, chẳng ai có thể cưỡng lại được!

Gợi ý 5 món nóng hổi, thơm ngất ngây cho cuối tuần mùa đông lạnh giá - 4

5. GÀ NƯỚNG NGUYÊN CON

Nguyên liệu:

- 1 con gà ta ngon

- Chanh, ớt, rau răm

- Phần muối ớt ướp ngoài gà: 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, xíu đường, vài trái ớt giã nhuyễn

- Phần ướp bên trong gà: 1 thìa canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, ½ thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, 1 dầu màu điều, tỏi hành băm nhỏ, ít tiêu cho tất cả vào bát trộn đều.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế gà

- Gà mổ xong, rửa sạch. Đầu và chân để nguyên hoặc cắt ra, dùng tay bẻ hai bên đùi gà bè ra để dễ nướng và chín đều.

Bước 2: Làm gia vị ướp gà

- Phần muối ớt ướp ngoài gà: 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, xíu đường, vài trái ớt giã nhuyễn rồi trộn đều.

- Phần ướp bên trong gà: 1 thìa canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, ½ thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, 1 dầu màu điều, tỏi hành băm nhỏ, ít tiêu cho tất cả vào bát trộn đều.

Bước 3: Ướp gà

- Thoa 1 lớp nước cốt chanh mỏng ở ngoài da gà, sau đó là một ít màu điều, cuối cùng là hỗn hợp muối ớt đã trộn bên trên cũng thoa đều.

- Phần nước ướp thì xoa đều bên trong bụng gà.

- Ướp gà trong vòng 1 tiếng.

Bước 4: Nướng gà

- Làm nóng lò nước trước vài phút rồi cho gà vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 50 phút. Lưu ý, tùy lò mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cho thích hợp. Trong quá trình nướng, trở mặt gà cho chín đều.

Bước 5: Làm nước chấm

Chờ gà chín thì làm nước chấm. Bạn có thể làm hai loại nước chấm dưới đây:

- Nước mắm: 2 thìa canh đường, ít tương ớt, 1 thìa canh nước mắm, cho vào nồi nấu sôi nhẹ rồi để nguội. Khi ăn cho ớt vào.

- Muối ớt xanh: Đường, ớt xanh, muối, cốt chanh, ít lá chanh cho vào máy xay, xay nhuyễn rồi thêm gia vị cho vừa ăn.

Thưởng thức:

Gà chín, lấy ra xé hoặc chặt nhỏ rồi thưởng thức. Gà nướng ăn với rau răm, rau muối chua và cơm cháy đều rất tuyệt!

Chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn thành công!

5 món nước nóng hổi vừa ăn vừa thổi lại đủ chất ngon miệng, thưởng thức thay cơm ngày cuối tuần