Thời gian qua, NSƯT Chiều Xuân nhiều lần khoe những món ăn tự tay mình thực hiện khiến người hâm mộ thích thú và vui vẻ gọi cô là "Bà Xuân Vlog". Mới đây, nữ nghệ sĩ gốc Hà thành còn lên truyền hình và được tự tay làm một món ăn rất dân dã, đó là cơm nắm muối vừng.
Bà xã nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bày tỏ: "Ngày xưa và thời bao cấp rất khó có các hàng quán bên đường, mà có thì trong túi cũng không rủng rỉnh tiền để chi cho bữa ăn, vậy nên cơm nắm muối vừng vẫn là món ngon nhất, tiện nhất và dễ ăn nhất. Ăn ở nhà, ăn trên đường đi nên cơm nắm cũng có thể liệt vào món ăn đường phố".
Nghệ sĩ Chiều Xuân bên cối đá cùng các nguyên liệu quen thuộc để làm cơm nắm muối vừng.
Nữ nghệ sĩ tự tay làm cơm nắm và giã muối vừng, muối lạc bằng cối đậm chất truyền thống.
Mỹ nhân Hà thành bỗng trông như cô gái thôn quê khi ngồi làm món giản dị này.
Món ăn dân dã làm từ nguyên liệu dễ kiếm và cách làm cũng không khó thực hiện.
Bà xã nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân hạnh phúc thưởng thức thành quả của mình.
Hình ảnh nữ nghệ sĩ đậm chất người Tràng An ăn mặc giản dị như cô gái thôn quê, ngồi giản dị lọ mọ dùng cuối giã muối lạc, muối vừng và nắm cơm làm bạn bè, dân mạng không khỏi xao xuyến. Nhiều người còn thấy như ký ức ùa về, nhớ ngày xưa với món ăn thân thuộc này.
Là người miền Nam, nghệ sĩ Hữu Châu cho biết anh đã từng ăn món này: "Anh đã từng ăn, rất ngon à em!" Nhiều bạn bè khác để lại bình luận với Chiều Xuân: "Hồi nhỏ toàn cho cơm vào cối giã tráng cối. Trời đông lành lạnh ăn sao mà ngon thế", "Con còn nhớ ngày xưa mẹ con hay nói ăn cơm muối vừng ngon lắm mẹ Xuân, giờ con thích ăn lắm", "Tuy là món dân dã nhưng lại mang đậm nét Việt Nam cô nhỉ", "Món này hồi trước đi học cấp 3 cháu chén suốt", "Thèm quá chị ơi"...
Dân mạng hào hứng bình luận với nghệ sĩ Chiều Xuân về món ăn dân dã này.
Chiều Xuân cũng bày tỏ với mọi người nhìn món ăn này mà nhớ ngày xưa. Với cô, cơm nắm muối vừng rất ngon và thân thương, "lúc nào ăn cũng thấy gia đình bên cạnh".
Cơm nắm là món ăn dân dã, gắn với một thời nghèo đói, đậm chất thôn quê của không ít người qua nhiều thế hệ. Hồi đó, nhà ai cũng nghèo, gạo có khi còn không có đủ để ăn nói gì đến thịt cá, vì thế hầu như nhà nào cũng có một hũ muối vừng để trộn với cơm trắng ăn ngày này qua ngày khác, có khi để cả tuần, nửa tháng vẫn thơm phức.
Món cơm nắm từng được gọi là món "nhà nghèo", khiến nhiều người nhớ về cái thời khốn khó.
Nguyên liệu để làm món này rất đơn giản, chỉ cần có muối, vừng, lạc, đều là những nông sản nhà nào cũng trồng, hoặc có phải mua ở chợ thì cũng rất rẻ nên từ xưa vừng lạc được gọi là món "nhà nghèo". Nay đã qua rồi cái thời khốn khó, món của "con nhà nghèo" một thời nay đã trở thành thứ đặc sản giữa một rừng các món ăn mới lạ của cuộc sống hiện đại.
Những lát cơm nắm trắng tinh chấm với muối vừng còn là thứ quà vặt trong những gánh hàng rong trên phố hay xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn mậu dịch khiến nhiều người nhớ về tuổi thơ, nhớ về những bữa cơm gia đình lúc còn khó khăn, đói kém.
Tham khảo cách làm cơm nắm muối vừng thơm ngon, dễ làm: Chuẩn bị nguyên liệu cho món cơm nắm muối vừng 500g gạo dẻo thơm 100g lạc (đậu phộng) 50g vừng 3 muỗng cafe đường 1 muỗng cafe muối Hướng dẫn cách làm cơm nắm muối vừng đơn giản Bước 1: Làm cơm nắm – Gạo đong khoảng 2 chén (có thể dùng loại gạo dẻo tùy theo sở thích) vo sạch, nấu cơm như bình thường. Không nên cho gạo trực tiếp vào nồi cơm. Khoảng 10 phút là chín cơm. – Cơm chín, xới ra cho bay bớt hơi, sau đó cho vào túi nilon sạch, dàn cơm thành khối như ổ bánh mì. Nếu không có túi nilon thì có thể bỏ trên đĩa lớn, hoặc lót bằng tấm lá chuối. – Có thể vò ngắn hay dài. Nếu ngắn thì vò thành từng viên, còn dài thì sau khi vò có thể cắt khúc. – Ở đây sẽ hướng dẫn cách vò nhỏ từng viên. Tức bạn sẽ lấy lượng cơm vừa đủ với nắm tay của mình. Vò săn chắc lại. Sau khi vò cho vừa tay thì có thể lấy ra khỏi túi nilon, cho vào đĩa để nguội. Bước 2: Làm muối vừng với lạc: Cách làm muối vừng cùng lạc rang cũng khá đơn giản nhưng không thể thiếu trong món cơm nắm muối vừng này đấy. – Có thể tùy chọn loại vừng trắng hoặc đen. Lấy một lượng vừa đem đi sàng sạch, rang thơm, để nguội, sau đó giã nhuyễn. – Bắt chảo nóng lên bếp. Đem lạc đi rang chín, sàng vỏ, giã giập hay nhuyễn tùy sở thích của mỗi người. – Gia vị : muối, đường, cho vào cối giã nhuyễn – Sau đó, trộn hết vừng, lạc gia vị cho vừa ăn, bảo quản nơi khô thoáng. Có thể dành để ăn lâu. Chỉ cần rắc ít muối lạc vừng lên bên trên cơm nắm là có thể thưởng thức được. |