Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, một trong những Rằm lớn nhất trong năm. Vào dịp này, người dân nước ta thường hay đi lễ chùa; chuẩn bị các lễ vật và mâm cỗ để cúng Phật, gia tiên để cầu may, mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân và gia đình mình.
Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ được làm vào ngày 15/1 Âm lịch hàng năm. Một số gia đình vì công việc bận bịu mà làm trước từ ngày 13, 14. Năm Canh Tý, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 7 ngày 8/2 dương lịch.
Theo chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh, trong những ngày này, các gia đình thường chuẩn bị 2 lễ cúng, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Gia chủ cũng có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.
Lễ cúng Phật
Chuyên gia Bùi Quang Minh chia sẻ, vì là lễ cúng Phật nên mâm cỗ cúng sẽ không có các món mặn mà thay vào đó là các món ăn chay tinh khiết.
Gia chủ có thể chuẩn bị các món chay như:
- Bánh trôi nước
- Món xào chay
- Bát canh măng nấm hoặc là canh củ quả
- Hoa quả, chè xôi
- Các món đậu...
Ngoài ra, lễ vật cúng sẽ có hương, hoa, đèn, nến.
Lễ cúng gia tiên
Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng truyền thống thường có những bát/ đĩa sau:
- 4 bát gồm: Bát mọc, ninh măng, bát miến, bát bóng
- 6 đĩa gồm thịt lợn (hoặc thịt gà), dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm
Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết (Ảnh: Internet)
Bên cạnh mâm cỗ mặn, lễ vật đi kèm gồm:
- Hương, hoa
- Vàng mã.
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu
Lưu ý, lễ vật cúng của lễ Phật và lễ gia tiên cần phải để riêng. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Gợi ý các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cho chị em văn phòng:
Mặc dù theo truyền thống, các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thường đầy đủ như trên nhưng hiện tại đã được rút gọn đi nhiều. Các mâm cỗ này tùy theo sở thích cũng như hoàn cảnh, thời gian của gia chủ mà có thể có nhiều hoặc ít món hơn hay có thể chỉ là một mâm cỗ chay đơn giản.
Dưới đây là gợi ý một số mâm cỗ cúng Rằm của chị em văn phòng, bạn đọc cùng tham khảo:
Mâm cỗ đẹp mắt của chị Lê Út Hậu (Sóc Sơn, Hà Nội)
Mâm cỗ ngon, đủ màu sắc của chị Giang Bùi
Mâm cỗ của chị Hằng Đỗ. Chị cho biết, cơm chay cúng rằm của nhà chị đủ tiêu chí 4 bát 8 đĩa đại diện:- 4 phương 8 hướng - 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông- Tứ quý: Tùng - Cúc - Trúc - Mai. Món ăn đủ 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ
Mâm cỗ chay của chị Quỳnh Trang (Tp HCM)
Mâm cỗ mặn bắt mắt ngon miệng của chị Vũ Thanh Hoan (Hà Nội)
Mâm cỗ 12 món tuyệt đẹp của gia đình chị Tô Hưng Giang (Hà Nội)
Mâm cỗ đặc sắc, nhiều món của chị Phạm Thị Thu Hiền (Hải Phòng)