Bên cạnh đóng phim thì nấu ăn là một trong những niềm đam mê lớn nhất của nam diễn viên Gạo nếp gạo tẻ Trung Dũng. Diễn viên U50 điển trai thường xuyên chia sẻ những clip nấu nướng làm cư dân mạng thích thú. Mới đây, trong không gian bếp lửa ngay khu vườn mộc mạc nhà mình, anh lại khiến người hâm mộ phải "thổn thức" với món bánh giản dị mang nhiều ký ức tuổi thơ.
Sao nam quê Vĩnh Long đã đảm đang thực hiện món bánh cam, bánh còng và thổ lộ đầy xúc động rằng đây là món bánh mẹ từng làm nuôi mình lớn: "Khi bánh cam, bánh còng là món ăn hơn 50 năm trước mẹ đã làm bán để nuôi các con khôn lớn... Hôm nay trai út làm, mẹ ngồi đó ngắm thằng con".
XEM VIDEO: Diễn viên Trung Dũng làm bánh cam, bánh còng ngay tại căn bếp đơn sơ nơi quê nhà.
Bánh còng, bánh cam là loại bánh làm từ bột gạo, tráng đường giòn rụm, thường có nhân đậu xanh thơm ngon. Cặp bánh này luôn song hành với nhau và rất phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thành phẩm của Trung Dũng thực hiện trông khá hấp dẫn. Thức bánh dân dã mà ngon không tả đối với nhiều người, vỏ vàng ruộm giòn xốp, bên trọng dẻo mềm
Bánh có độ giòn xốp của lớp vỏ vàng ruộm bên ngoài, có độ dẻo mềm ở của phần vỏ bên trong và có cả sự bùi ngậy của lớp nhân.
Rất nhiều khán giả xem video Trung Dũng làm bánh cam, bánh còng mà phải thốt lên: "Ôi tuổi thơ của em", "Anh Dũng đã mang một miền ký ức một thuở ở nơi quê nhà"...
Bên cạnh món bánh cam, bánh còng, gần đây Trung Dũng cũng chia sẻ một món ăn "nhà nghèo" mà thân thương biết mấy: Cơm cháy. "Có ai còn nhớ món cơm cháy mẹ nuôi chung ta khôn lớn?", anh bày tỏ.
Chẳng phải là món cơm cháy chà bông giòn tan đâu mà là lớp cơm bị cháy sém đáy nồi khen khét do canh lửa bếp củi vần cơm không đều mà thành, ăn vừa giòn vừa dẻo, bùi bùi.
Ấy vậy mà món ăn khiến nhiều người già trẻ phải "ghiền", mang đượm vị ký ức tuổi thơ, tưởng chừng như đã "thất lạc" khi nhà nhà đều dùng nồi cơm điện. Khi Trung Dũng chia sẻ, nhiều người nhớ biết bao ngày xưa "dữ dội" với cơm cháy mẹ nấu.
Trung Dũng luôn mang đến những món ăn thân thương như thế. Anh khoe hình ảnh vào bếp của mình: "Khi cơn mưa chiều không ngăn được đam mê nấu ăn của Dũng. Lẩu mắm cua đồng, có bạn nào ăn chưa nhỉ?"
Anh còn đi tìm tuổi thơ của chính mình khi làm "tô nước cơm tuổi thơ, thơm ngon từng ngụm" và thực hiện những món gắn bó với gia đình mình khi xưa.
Nam diễn viên sinh năm 1973 nấu ăn cho mẹ của mình và tâm sự đầy xúc động: "Ba đã mất không ăn cá khoai cùng má được!!!"
Bữa ăn cho chàng út U50 chưa vợ nấu ăn cho mẹ với những món như tôm rim, canh cá khoai, rau xào làm nhiều người xem vừa thèm vừa cảm thấy ấm lòng.
Tham khảo cách làm bánh còng bánh cam chuẩn miền Tây: Nguyên liệu: * Phần vỏ - Bột gạo nếp: 150g - Bột gạo tẻ: 50g - Chuối: 1 quả chuối sài gòn - Nước lọc ấm: 100ml - Khoai mì: 100g * Phần nhân - Đậu xanh: 100g đậu xanh - Đường: 50g để làm nhân (có thể thay đổi tùy khẩu vị), 1 thìa cafe cho vào vỏ - Nước cốt dừa: Có thể có hoặc không - Dầu ăn để chiên * Phần nước đường phủ mặt bánh - Đường: 150g - Nước: 40g (nên dùng vàng hoặc đường thốt nốt để màu đẹp mà không bị đắng) - Mè (vừng) tùy ý. Cách thực hiện: * Phần nhân - Ngâm đậu xanh trong nước ít nhất 3-4 tiếng cho đậu nở mềm, rồi đem vo sạch đổ ra rổ để ráo, sóc với một nhúm nhỏ muối. - Cho đậu, đường vào nồi, đổ nước sâm sấp mặt (có thể thay một phần nước bằng nước cốt dừa để tăng mùi thơm cho nhân). Đưa lên bếp đun cùng với ở lửa trung bình cho đậu mềm, nước cạn lại, đậu có thể vo tròn bằng tay thì bắc ra khỏi bếp, để nguội. Trong quá trình nấu đậu, khấy đều tay cho đậu không bị bén nồi và nhuyễn hơn. - Sau khi đậu đã nguội, viên nhân thành những viên tròn bằng nhau tùy kích thước bánh và sở thích ăn nhiều hay ít nhân. * Phần vỏ - Gọt vỏ khoai mì, rửa sạch, bổ thành những miếng dẹt nhỏ, loại bỏ phần xơ ở giữa, rửa sạch, đồi đem ngâm với nước muối loãng cho khoai ra hết nhựa. - Vớt khoai mì ra cho vào máy xay sinh tố say cùng với một chút nước cho thật nhuyễn. Lọc khoai qua một miếng vải sạch, lấy 50g bã khoai mì đã vắt kiệt nước. Nước cốt khoai mì để một thời gian cho bột trong nước lắng xuống, lấy cả phần lắng và loại bỏ phần nước. - Chuối đem nghiền nhỏ, lọc qua rây để được phần chuối nghiền mịn nhất. - Trộn đều bột nếp vào bột gạo tẻ, bã khoai mì, chuối nghiền, đường vào chung một chiếc tô. Thêm từ từ nước vào, thêm đến đầu dùng tay nhào đều đến đó đến khi tạo thành một khối thì dừng mịn, không dính tay thì dừng. Nếu lỡ tay cho quá nhiều nước thì có thể thêm bột nếp để chữa cháy. Bọc kín tô bột, để bột nghỉ trong khoảng 1 tiếng. Tạo hình bánh 1. Bánh cam - Sau khi bột đã nghỉ đủ, chia phần vỏ thành những phần bằng nhau tương xứng với phần nhân (bạn có thể chọn tỉ lệ 50 vỏ : 50 nhân hoặc có thể thay đổi tùy khẩu vị) - Vo tròn viên bột vỏ, ấn dẹt, đặt viên nhân vào giữa bọc kín lại. Cho viên bánh vào giữa lòng bàn tay, vê qua về lại cho bánh tròn. Nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay ấn viên bột cho bánh dẹt lại. Đâm một vài lỗ xung quanh viên bánh để khí bên trong thoát ra. 2. Bánh còng Bánh còng thường không có nhân nên bạn chỉ cần viên cho dài rồi nối hai đầu cho thành một vòng tròn, thế là xong. Chiên bánh Khác với các loại bánh chiên khác, bánh cam, bánh còng cần được chiên bằng dầu lạnh tức là không để cho dầu sôi mới cho vào chiên, làm như thế bánh sẽ rất dễ bị biến dạng và dầu sẽ bắn vào người gây bỏng. Chiên bánh trên lửa nhỏ nhất, dầu liu riu (không sôi), đến khi bánh có màu vàng ruộm thì vớt ra, để vào trong rổ hoặc khay thủng cho ráo hết dầu. Bánh còng bánh cam thành phẩm sẽ giòn, hơi cứng ở bên ngoài và dẻo mềm ở bên trong. Phần nước đường - Hòa đường cùng với nước, thắng trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt lại giống như nước đường bánh nướng. Bạn cũng có thể dùng nước đường bánh nướng cho loại bánh này. - Nhúng một mặt của từng bánh vào tô nước đường còn ấm, rắc mè lên trên mặt, thế là bạn đã hoàn thành những chiếc bánh còng, bánh cam ngon tuyệt rồi. Bước cuối cùng là thưởng thức thôi. Chúc các bạn thành công! |