Hôm nay nấu gì: Cuối năm trời lạnh, nấu bữa ăn này cơm "hết bay"

Món canh bóng bì kiểu này có nhiều màu sắc rực rỡ, hương vị thanh tao, ngọt nhẹ dễ ăn, cực kì đưa cơm cho bữa ăn những ngày Tết thêm tròn vị.

Mâm cỗ Tết truyền thống thường có bát canh bóng thả. Hiện tại món canh này đã có sự biến tấu về hình thức thành món canh bóng cuộn ngũ sắc vô cùng đẹp mắt. Món canh hấp dẫn này có nhiều màu sắc rực rỡ, hương vị thanh tao, ngọt nhẹ dễ ăn, cực kì đưa cơm cho bữa ăn những ngày Tết thêm tròn vị.

Tham khảo cách làm canh bóng thả cuộn ngũ sắc của chị Vũ Thu Hương để giúp mâm cỗ Tết nhà bạn thêm hấp dẫn nhé.

1. Nguyên liệu: 

- Bóng bì lợn: 100g (chọn miếng bóng thăn, vuông vức).

- Nước luộc gà: 1.5 lít.

- Súp lơ xanh: 01 cây.

- Súp lơ xanh: 01 cây.

- Đậu hà lan, cà rốt, ngô bao tử: 50g mỗi loại.

- Nấm hương: 15 cái.

- Giò sống: 100g.

- Hạt sen: 20g.

- Tôm nõn khô: 20g.

- 2 quả trứng gà.

- Mộc nhĩ: 10g.

- Đậu que: 20g.

- Thịt gấc: 10g.

- Gừng, rượu trắng, bột canh, hạt tiêu, rau mùi ta, nước mắm.

Cách nấu canh bóng cuộn ngũ sắc:

Bước 1. Sơ chế

Sơ chế bóng:

Ngâm bóng bì trong nước vo gạo đến khi hơi mềm rồi rửa sạch. Sau đó bóp lại bóng bì với rượu trắng và gừng đập dập để tẩy hết mùi hôi, giúp bóng bì thơm và có màu trắng đẹp. Xả lại với nước sạch, vắt khô bóng.

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 1

Sơ chế rau củ:

- Súp lơ xanh và trắng rửa sạch, chẻ dọc thân rồi chia thành từng miếng nhỏ.

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn (tỉa hình hoa cho đẹp), một ít bào nhỏ để riêng.

- Đậu Hà Lan tước vỏ, ngô bao tử nhặt bỏ râu cắt đôi theo chiều dọc, rau mùi ta nhặt rễ; tất cả đem rửa sạch để ráo.

- Nấm hương khô, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở. Sau đó thái nhỏ mộc nhĩ.

- Tôm khô ngâm nước nóng cho nở.

- Đậu que rửa sạch, tước sơ.

Bước 2: Cách làm bóng cuộn ngũ sắc

- Đun nước dùng: Dùng nước luộc gà bỏ thêm tôm khô vào hầm cùng để cho ra nước dùng ngon ngọt, nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Bắc chảo chống dính lên bếp, phết dầu ăn thật mỏng. Đợi chảo nóng thì đổ trứng đã đánh tan vào tráng 1 lớp mỏng.

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 2

- Lấy 1/3 giò sống trộn với 10g thịt gấc cho có màu mọc son.

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 3

- Cắt miếng bóng làm 2 phần , dùng thìa lấy 1/3 giò sống phết 1 lớp thật đều lên miếng bóng, đặt miếng trứng tráng mỏng lên, phết thêm 1 lớp mọc son, cho đậu que, mộc nhĩ, cà rốt lên trên rồi cuộn miếng bóng lại. Dùng chỉ cuốn chặt, làm cả 2 miếng bóng thành 2 cuốn.

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 4

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 5

- Chỗ giò còn lại nhồi vào nấm hương làm mọc.

- Cho 2 cuộn bóng vào chõ hấp chín (từ khi nước sôi độ 7 phút) bỏ ra để nguội.

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 6

Để bóng cuộn vào ngăn mát tủ lạnh (nên làm trước khi nấu vài tiếng cho cuộn bóng đươc chắc lại khi thái sẽ đẹp) bỏ dây buộc, thái lát 1 cm.

Bước 3. Nấu canh bóng cuộn thả

- Luộc sơ từng loại rau củ sau đó lần lượt thả từng loại rau củ và bóng cuộn vào nồi nước dùng, khi chín tới thì vớt ra mỗi loại để riêng.

- Thả các viên mọc vào nồi nước dùng đang sôi, đun khoảng 2-5 phút cho đến khi các viên mọc nổi lên trên mặt nước, tức là mọc đã chín thì cũng vớt ra bát riêng.

- Chuẩn bị một bát tô lớn, xếp bóng bì, rau củ, mọc giò nấm hương, tôm khô, rau mùi ta, rắc hạt tiêu cho hài hòa cân đối trong bát. Sau đó chan nước dùng còn đang sôi trên bếp vào ngập bát. Món này ăn nóng là ngon nhất.

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 7

Yêu cầu thành phẩm:

Nước canh trong, có vị ngọt dịu từ thịt gà và tôm khô, thơm mùi nấm hương, gừng và hạt tiêu. Các loại rau vừa chín tới, giữ được màu sắc tươi đậm, ăn giòn ngọt mà không bị sượng. Bóng bì ngọt đậm đà ngấm nước dùng. Mọc giòn, không bã, bở. Chúc các bạn thành công!

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 8

Cách nấu canh bóng bì cuộn ngũ sắc cho mâm cỗ Tết - 9

Mâm cỗ cúng tất niên gồm những gì? Gợi ý món ngon dâng cúng cho mâm cỗ đủ đầy