Thế giới của trẻ thơ luôn muôn màu muôn vẻ, trí tưởng tượng của chúng rất mạnh mẽ và thường nói những điều mà người lớn không thể hiểu hết được. Đối với những câu nói lạ của trẻ, nhiều bậc cha mẹ phớt lờ và cho rằng không có gì quan trọng. Tuy nhiên, trẻ luôn thành thật với những gì mình chứng kiến mình biết, thế nên người lớn đừng chỉ xem lời nói của con chỉ là vô nghĩa.
Quy Quy là một đứa trẻ 3 tuổi, bố mẹ rất yêu thương cậu bé nhưng vì quá bận rộn nên họ không có nhiều thời gian chăm sóc cho đứa trẻ. Do vậy mà người bạn gắn liền với em ở nhà chỉ có chiếc ti vi mà thôi, hầu hết phần lớn thời gian trong nhà em đều xem các chương trình phát trên ti vi. Thậm chí, sau khi đi làm về, vì quá mệt mỏi nên bố mẹ Quy Quy cũng dùng ti vi ra để dỗ con.
Một ngày nọ, khi thấy mẹ đi làm về, em đã vội lao đến phía mẹ và nói: "Mẹ ơi, những người trên TV đã chạy ra ngoài."
Tưởng đây chỉ là một lời nói đùa nên người mẹ cũng hài hước đáp: "Khi có ai bước ra khỏi ti vi thì người đó có thể chơi với Quy Quy của mẹ!"
Nhưng những ngày sau đó, Quy Quy luôn nói những điều tương tự với mẹ. Điều này khiến chị băn khoăn, nếu là trò đùa thì không thể cậu bé lúc nào cũng lặp đi lặp lại nói 1 câu như thế được. Sau đó, chị dành thời gian để quan sát xem trong camera con trai mình đã làm gì. Chị phát hiện, nhiều ngày qua con mình không xem ti vi thường xuyên nữa. Đặc biệt vào ban tối khi nhìn thấy ti vi đứa bé lại tỏ ra hoảng sợ.
Người mẹ cuối cùng cũng nhận ra sự nghiêm trọng của sự việc nên vội vàng đưa con đến bệnh viện để khám. Sau khi thăm khám và tìm hiểu, bác sĩ mới biết vấn đề là ở bố mẹ của Quy Quy.
Vì cả bố và mẹ đều bận rộn với công việc nên họ hầu như không có thời gian chăm sóc con và họ luôn để con cái xem TV một mình. Cậu bé cố tình nói: "có ai bước ra khỏi TV" để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Sau một thời gian dài, cậu bé nghĩ rằng bố mẹ không yêu thương mình. Thêm nữa em nghĩ rằng bố mẹ mình không thích ti vi nên cũng nảy sinh tâm lý chán ghét luôn ti vi.
Thực tế có nhiều gia đình trông chờ vào các thiết bị điện tử, công nghệ để giữ chân con nhưng họ lại quên mất rằng không có gì có thể thay thế được sự đồng hành của cha mẹ trong quá trình trưởng thành. Việc thường xuyên nhìn vào các sản phẩm điện tử khi trẻ còn nhỏ tất nhiên không hề tốt, vì nó có thể dẫn đến suy giảm thị lực của trẻ, làm trẻ mắc chứng nghiện điện thoại di động, cản trở giao tiếp.
Bởi thế, là cha mẹ, bạn nên chú ý đồng hành cùng con nhiều hơn, nhưng làm thế nào để cha mẹ có thể đồng hành với con cái một cách hiệu quả?
1. Đặt điện thoại của bạn xuống
Nếu bạn muốn đồng hành cùng con một cách hiệu quả, điều đầu tiên bạn phải làm là kiểm soát bản thân và hạn chế dùng điện thoại khi ở cùng con. Nếu bạn vừa trông trẻ, vừa nghịch điện thoại, bạn sẽ chẳng thể kiểm soát toàn bộ những gì con làm. Từ đó, bạn sẽ không thể hiểu hết về con cái mình.
2. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Học cách giao tiếp là nền tảng của việc đồng hành với con sao cho hiệu quả. Hãy tưởng tượng nếu bạn và con bạn lớn tiếng nhau ngay khi vừa bắt đầu nói chuyện, điều đó sẽ chỉ khiến cả hai bên không thể tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, cha mẹ phải học cách giao tiếp với con cái, thông qua giao tiếp, bạn mới hiểu được suy nghĩ của con, biết được con cần gì và đang cảm thấy thế nào
3. Đọc sách với con
Bằng cách cùng con đọc sách, cả hai bên đều có thể cùng nhau trưởng thành. Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con mình về nội dung sách, để trẻ học được một số đức tính cần thiết và hình thành thói quen tốt từ sách ngay từ khi còn nhỏ.