Hiện nay, với tình trạng cung nhiều hơn cầu, hàng năm có rất nhiều các bạn sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin việc, vì bằng cấp đại học giờ đây không còn là ưu thế quá mức sáng giá cho các bạn sinh viên.
Do đó, ngoại trừ việc nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên môn, các bạn trẻ nên nâng cao các kỹ năng mềm, khả năng tư duy và cách ứng biến xử lý các tình huống của mình.
Để trong quá trình xin việc, khi gặp phải những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng chúng ta có thể ứng biến và trả lời đáp án một cách thông minh nhất. Điển hình như câu chuyện của cậu sinh viên Lưu Đăng mới ra trường dưới đây.
Ảnh minh hoạ
Lưu Đăng mới tốt nghiệp với tấm bằng khá tại một trường đại học khá có tiếng. Mặc dù bằng không được đẹp như nhiều bạn khác nhưng bù lại cậu có khả năng thuyết trình vô cùng tốt, kỹ năng xử lý tình huống và lối tư duy vô cùng nhanh nhạy. Những điều này được Lưu Đăng tích lũy rèn luyện từ những lần tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động tình nguyện tại trường.
Cũng giống bạn bè cùng trang lứa, sau khi tốt nghiệp Lưu Đăng cũng nộp hồ sơ đi xin việc ở nhiều nơi. Rất nhanh, Lưu Đăng nhận được mail hẹn phỏng vấn từ công ty khá có tiếng tăm trong giới kinh doanh Quảng Châu.
Vượt qua nhiều vòng kiểm tra kiến thức, Lưu Đăng may mắn là ứng viên được lọt vào vòng trong. Tuy nhiên, kết quả của cậu không phải là tốt nhất, trước cậu là 2 ứng viên nặng ký với tấm bằng giỏi của 2 trường đại học danh giá, điều này khiến Lưu Đăng có chút lo lắng.
Tại vòng cuối cùng, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho 3 ứng viên như sau: “Bị lạc trong núi tuyết, đôi nam nữ sẽ làm gì để giữ ấm cho nhau?”. Các ứng viên có thời gian suy nghĩ 1 phút và lần lượt trả lời câu hỏi này. Cả 3 nam ứng viên nghe xong câu hỏi đều đỏ mặt nhưng vẫn giữ im lặng.
Ảnh minh hoạ
Sau khi hết thời gian suy nghĩ, ứng viên đầu tiên trả lời rằng: “Theo tôi phán đoán, nếu đôi nam nữ đi cùng nhau chắc hẳn quan hệ thân thiết, có thể là người yêu của nhau. Do đó cứ trực tiếp ôm nhau để giữ ấm là được rồi”. Nhà tuyển dụng nghe xong thì không nói gì chỉ gật đầu cười nhẹ.
Tiếp đến là đáp án của ứng viên thứ hai, anh này đỏ mặt trả lời rằng: “Đáp án của tôi cũng gần tương tự như ứng viên đầu tiên, tuy nhiên nếu quá lạnh có thể giữ ấm cho nhau trực tiếp bằng cơ thể giống trong các bộ phim. Đến đây chắc mọi người đều hiểu phải không nào.” Nghe xong câu trả lời của nam ứng viên thứ hai, nhà tuyển dụng không biết trả lời sao đành lắc đầu cười trừ.
Cuối cùng đến lượt Lưu Đăng trả lời câu hỏi, cậu đỏ mặt đáp rằng: “Trong trường hợp lạc nơi núi tuyết, đầu tiên phải tìm lại có đồ đạc cá nhân xem còn đồ gì có thể giữ ấm tối đa cho cơ thể được không, tiếp đó tìm nơi lánh bão tuyết an toàn, đồng thời xem có dụng cụ nào đánh lửa để sưởi ấm không.
Cuối cùng là tìm cách liên lạc xin sự giúp đỡ và để lại tín hiệu S.O.S cầu cứu bằng than củi hoặc những đồ vật màu sắc sặc sỡ. Không thể cứ ôm nhau như trong phim là xong được.”
Nghe xong đáp án vô cùng thông minh và thực tế của Lưu Đăng, nhà tuyển dụng vô cùng hài lòng và nhận luôn cậu vào làm việc tại công ty.
Bằng cấp không phải tất cả
Qua câu chuyện tuyển dụng phía trên cho chúng ta một bài học đắt giá, việc có bằng giỏi đại học là điểm cộng trong hồ sơ xin việc của bạn nhưng nó không phải là tất cả. Trong cuộc sống hiện nay, bên cạnh những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, sự thành công của một người còn phụ thuộc vào kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng xã hội mà người đó sở hữu.
Ảnh minh hoạ
Chính vì vậy, đôi khi trong quá trình tuyển dụng, các công ty có thể sẽ không lựa chọn người có bằng cấp tốt nhất nhưng sẽ chọn những người có kỹ năng mềm phù hợp nhất với vị trí mà họ yêu cầu.