Ba chuyện không làm
1. Chuyện bao đồng
Trong cuộc đời người khác, chúng ta chỉ đóng vai trò là nhân vật phụ, thậm chí là một khán giả ngồi xem. Do đó, hãy học cách tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Việc can dự chuyện bao đồng đôi khi không phải là nhiệt tình, mà là thiếu chừng mực.
Hãy để mỗi người tự sống cuộc đời của riêng mình, cho họ tự do lựa chọn, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chính quyết định đó. Đó chính là không gian để họ có thể phát triển cả về năng lực và tinh thần.
2. Chuyện tình cảm của người khác
Người xưa nói, không xen giữa, không bảo đảm, cả đời không phiền não.
Trong mỗi một mối quan hệ, nếu không phải đương sự, bạn rất khó có thể hiểu sâu, hiểu kỹ về những khúc mắc thật sự bên trong. Xen vào chuyện tình cảm của người khác chỉ khiến bạn tự đưa bản thân vào thế khó.
Các mối quan hệ cá nhân khi thì hòa thuận, khi thì rạn nứt. Dù bạn có đưa ra lời khuyên như thế nào thì cũng rất khó vẹn cả đôi đường. Thời điểm những hệ lụy không may xảy tới, liệu chúng ta có thể chịu trách nhiệm cho những lời khuyên đó hay không?
Tốt nhất là đừng nên dây vào chuyện tình cảm của người khác kẻo mang vạ vào thân, vừa nặng lòng, vừa mất bạn (Ảnh: istock)
3. Chuyện riêng tư của nhà người ta
Dù là bạn bè thân thiết đến mấy, có những vấn đề riêng tư mang tính đặc biệt rất khó có thể chia sẻ. Do đó, khi là người ngoài, bạn không thể hiểu hết tường tận gốc rễ mọi vấn đề. Chính điều đó khiến cho việc can dự vào chuyện riêng tư của nhà người khác trở nên lố bịch.
Bên cạnh đó, các mối quan hệ trong gia đình thường được xây dựng dựa trên nghĩa và tình. Sử dụng lý trí từ góc nhìn ngoài cuộc không đem tới quá nhiều tác dụng để “gỡ rối”. Nếu đã không có khả năng, tốt nhất, chúng ta nên hạn chế đụng chạm tới những vấn đề riêng tư này.
Năm việc không giúp
1. Không giúp việc quá sức mình
Giúp người là tốt, nhưng chỉ nên giúp trong phạm vi khả năng cho phép. Những việc nào có thể giúp được thì hãy giúp chứ đừng bao giờ nhận lời những việc vượt quá sức của mình.
Đến lúc gặp khó khăn, vất vả, người ta cũng không biết. Nếu vì thế mà gây ra sai lầm, hỏng việc của đối phương thì thậm chí còn chịu thêm lời oán trách. Tiền mất tật mang, hại cả đôi đường.
2. Không giúp việc vượt quá giới hạn
Trong mọi mối quan hệ, dù thân thiết đến đâu cũng phải có chừng mực. Đặc biệt là giữa người với người, chúng ta nên biết rõ vị trí của mình là ở đâu để vạch rõ giới hạn.
Đối nhân xử thế trong khuôn khổ giới hạn cho phép sẽ khiến chúng ta “dễ thở” hơn, đồng thời, đối phương cũng có không gian riêng cho mình. Đừng quá tọc mạch vào những chuyện cá nhân, khiến người ta mất lòng, thậm chí nảy sinh sự nghi kỵ, đề phòng.
3. Không giúp người không có lòng biết ơn
Người xưa có câu: “Chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng”. Ở đời, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn. Do đó, nếu có người sẵn sàng giang tay giúp đỡ, đó chính là ân tình đáng quý trọng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhìn nhận và trân trọng tấm lòng của người khác. Có không ít người luôn cảm thấy sự hy sinh của người khác dành cho mình là đương nhiên. Họ không chỉ không biết ơn, mà cũng không định báo đáp.
Với kiểu người này, dù có giúp đỡ hàng trăm lần, hàng nghìn lần thì họ cũng không cảm thấy nhớ ơn. Nhưng chỉ cần một lần từ chối, họ sẽ lập tức trở mặt và ghi thù.
4. Không giúp sự nghèo khó
Cho người một con cá, người sẽ ăn hết nó trong một ngày. Nhưng nếu dạy người cách câu cá, người sẽ được ăn cá cả đời.
Khi người ta gặp khó khăn, việc chúng ta cần làm là giúp đỡ trong khả năng của mình, làm những gì nên làm. Tuy nhiên, cách giúp mới là quan trọng hơn cả.
Thay vì cho họ tiền để vượt nghèo vượt khó, hãy chỉ cho họ con đường để tiến bộ, vượt lên hoàn cảnh bằng chính sức lực của mình. Nếu người đó chỉ an phận với sự nghèo khó, chỉ biết kêu than, ỷ lại vào sự giúp đỡ của mọi người, thì sự giúp đỡ của bạn sẽ chỉ khiến người ta lười biếng hơn mà thôi.
Cứu nghèo cứu đói không bao giờ là đủ. Bạn càng giúp thì càng tốn công vô ích.
5. Không giúp việc vi phạm nguyên tắc
Ai cũng có những nguyên tắc của riêng mình là “bất khả xâm phạm”. Cho dù đối phương là bạn bè người thân thân thiết đến mức nào, cũng hãy cố gắng giữ lấy nguyên tắc của bản thân.
Những nguyên tắc đó là để bạn biết mình là ai, cũng là để bảo vệ bạn. Đừng dễ dàng đánh mất, nếu không hậu quả khôn lường.
*Theo QQ