Một mùa tuyển sinh nữa sắp đến và học sinh cuối cấp nào chắc cũng đang đau đầu tìm hiểu và lựa chọn ngành học để theo đuổi. Nếu trước đây, việc tìm ngành học chỉ cần đáp ứng đủ tiêu chí phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân thì giờ đây, việc chọn ngành nghề tương lai còn phải bắt kịp thời đại 4.0.
Trong số này, có rất nhiều ngành nghề 4 - 5 năm trước lọt “top” ngành nghề “hot” đầu vào cao ngất vậy mà bây giờ lại trở thành những ngành học có tỉ lệ thất nghiệp rất cao.
Sau đây là thông tin chỉ dành cho các bạn muốn tham khảo theo Sohu, tờ báo lớn ở Trung Quốc nhé:
1. Ngành Kỹ thuật sinh học
Ở Trung Quốc, đây là chuyên ngành có điểm xét tuyển cao nhất, năm nào số lượng thí sinh có điểm luôn nằm trong top đầu cũng có hi vọng mình được học chuyên ngành này. Nhưng theo đánh giá, chuyên ngành Kỹ thuật sinh học thực sự rất khó kiếm được việc làm.
Không có công ty nào ở Trung Quốc muốn phát triển lĩnh vực này. Ở một số trường Đại học, tỉ lệ sinh viên có được việc làm của chuyên ngành này luôn nằm ở cuối danh sách. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng và chắc chắn là thất nghiệp.
2. Ngành cử nhân lịch sử
Hiện tại, các nhóm ngành đào tạo cử nhân sư phạm thực sự không có tương lai. Cử nhân lịch sử là những người nghiên cứu, phân tích, đánh giá các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, sau đó chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác có được cho cộng đồng. Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi nhiều kỹ năng, đam mê và có nhiều khó khăn, thử thách.
Đa số sinh viên theo học ngành này đều có ý định học thêm một nghiệp vụ sư phạm để theo nghề dạy học. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khả năng tìm được việc là rất khó. Nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp.
Ảnh minh họa
3. Ngành văn học và ngôn ngữ Trung quốc
Ngành văn học ngôn ngữ Trung Quốc là một tổ hợp ngành bao gồm 5 chuyên ngành nhỏ đó là chuyên ngành Văn kiện cổ điển Trung Quốc, Ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, Giáo dục Quốc tế Hán ngữ, Ngôn ngữ Trung Quốc và chuyên ngành Văn học Ngôn ngữ Trung Quốc.
Với một vốn kiến thức về tiếng Trung được đào tạo vô cùng bài bản và vững chắc, sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc khối ngành Văn học ngôn ngữ Trung Quốc có đầy đủ khả năng và năng lực đảm nhiệm các công việc như: phóng viên, biên tập viên phiên dịch,... Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường đại học lại không quá chú trọng đến giảng dạy chuyên ngành này, dẫn đến việc truyền tải nội dung bài học cho sinh viên quá khó khăn và dẫn đến việc tỉ lệ sinh viên ra trường có được công việc ổn định là cực thấp.
4. Ngành tâm lý học
Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác. Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,...
Đến khi tốt nghiệp ra trường, tân cử nhân rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ với nhiều người Trung Quốc. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhiều cử nhân tâm lý học phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.
Ảnh minh họa
5. Ngành công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.
Tuy nhiên, với công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.
6. Ngành tiện ích công cộng
Hầu hết ở các trường Đại học ở Trung Quốc đều có chuyên ngành này. Tiện ích công cộng (thường chỉ là tiện ích) là một tổ chức duy trì cơ sở hạ tầng cho dịch vụ công cộng (thường cũng cung cấp dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng đó). Các tiện ích công cộng phải tuân theo các hình thức kiểm soát và quy định công cộng, từ các nhóm dựa vào cộng đồng địa phương đến các độc quyền của chính phủ.
Nhưng với tình hình thực tế hiện nay của xã hội thì chuyên ngành này chưa thực sự cần thiết lắm, hầu như kiến thức chuyên môn đều không có gì và sinh viên cũng đặt ra câu hỏi: Học ngành này ra mình sẽ đảm nhiệm công việc nào?
Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng và các công ty nhỏ lẻ vẫn đang cân nhắc cho các sinh viên học chuyên ngành này, nên các bạn có thể tranh thủ rèn luyện những kĩ năng cần thiết ở ngay tại trường bây giờ để tìm kiếm cho mình được công việc ổn định.
Tổng kết
Qua tất cả những gì đã trải nghiệm, đánh giá một cách kỹ càng thì việc cuối cùng chính là đưa ra phương án tốt nhất cho mình.
Tất nhiên, cũng đừng vội lo lắng bởi đó chưa phải là lựa chọn quyết định cả tương lai của bạn. Có 2 điều ngộ nhận mà rất nhiều người từng mắc phải, đó là: Học ngành nào ra làm ngành đó, và chúng ta làm 1 công việc cả đời. Thế nhưng trên thực tế, mọi thứ đều có thể thay đổi. Trong quá trình trải nghiệm nghề này, có thể sẽ lại dẫn bạn đến một nghề nghiệp khác phù hợp hơn và tốt hơn.
Một người có nhiều điểm mạnh và cũng có nhiều sở thích. Bởi thế nên chúng ta cũng cần có nhiều trải nghiệm, từ đó để tìm ra điểm mạnh nhất, đam mê lớn nhất. Lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy. Hãy dựa trên những bước lựa chọn nghề nghiệp có trách nhiệm để tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất nhé!
Nguồn: Sohu