Dẫn con gái về quê ăn Tết họ hàng hỏi: "Sao không sinh thêm con trai?" - ông bố đáp trả một câu khiến mọi người nín thinh

Trước câu hỏi tế nhị của những người họ hàng lâu ngày không gặp, ông bố đã có cách đáp trả thông minh để tránh làm tổn thương con gái.

Tết là dịp để mỗi người lại được trở về quê hương để quây quần bên gia đình nhưng nhiều người sợ Tết vì dịp này họ phải đối mặt đôi khi là những điều chẳng thể hiểu nổi từ họ hàng hay đồng nghiệp dù chúng được xem là điều tế nhị. Chẳng hạn như lương bao nhiêu, mua nhà chưa, khi nào cưới vợ,... là những câu hỏi phổ biến được hỏi trong dịp này nhưng cũng là những câu hỏi mà người được hỏi ngại trả lời nhất.

Một đôi vợ chồng trẻ tại Trung Quốc có một cô con gái tên là Văn Văn. Gia đình của em sống ở quê nội là Tứ Xuyên còn quê ngoại thì ở Trùng Khánh. Cả hai nơi cách nhau tầm 500km nên họ không có nhiều điều kiện về thăm quê ngoại, nhất là trong giai đoạn người vợ mang thai và sinh con. Khi con gái đã biết đi, biết nói, đôi vợ chồng năm nay quyết định dẫn con về ông bà ngoại để ăn Tết.

Tất nhiên, sau nhiều năm mẹ của Văn Văn không về quê ăn Tết, ông bà ngoại của đứa trẻ đã rất vui mừng nên đã làm một mâm cơm thịnh soạn mời họ hàng gần đó cùng đến chung vui. Khi thấy Văn Văn, nhiều người họ hàng đã khen ngợi đứa trẻ vừa xinh đẹp và ngoan ngoãn khiến đôi vợ chồng cảm thấy rất vui.

Dẫn con gái về quê ăn Tết họ hàng hỏi: Sao không sinh thêm con trai? - ông bố đáp trả một câu khiến mọi người nín thinh - Ảnh 1.

Nhưng sau bữa cơm, trong khi mọi người nói chuyện rôm rả, dì của người vợ hỏi cả hai: "Con đầu lòng là con gái, sao không sinh thêm con? Mau sinh con thứ hai đi!"

Người vợ nghe câu hỏi này liền nói: "Tụi con bận lắm, sợ đẻ thêm lại không nuôi được!"

Nhưng bà dì này lại tiếp tục nói: "Chẳng phải con đang có điều kiện tốt hay sao, tại sao lại phải sợ đẻ?"

Nghe câu này, mẹ của đứa trẻ cảm thấy "sượng trân" và không muốn tiếp tục câu chuyện này nên đã mời mọi người ăn hoa quả. Ai ngờ, một người họ hàng khác lại chêm vô: "Thanh niên ngày nay lười lắm, đẻ có đứa con gái sau này nó lấy chồng xa thì một mình tới già!"

Dẫn con gái về quê ăn Tết họ hàng hỏi: Sao không sinh thêm con trai? - ông bố đáp trả một câu khiến mọi người nín thinh - Ảnh 2.

Câu nói này khiến người vợ không hề vui chút nào, thấy được thái độ của người vợ, ông chồng liền nói: "Các dì, có con hay không là chuyện của vợ chồng chúng con, chúng con nghĩ chỉ cần một đứa con gái là đủ rồi. Chúng con đặt tất cả những gì mình có, tất cả tình yêu thương và mong mọi sự may mắn đến cho đứa con gái bé bỏng này!"

Nghe tới đây, họ hàng nhà ngoại Văn Văn im phăng phắc vì chỉ lẳng lặng bốc đồ ăn trên khay hoa quả để bớt ngượng. Có thể thấy, ngày nay quan niệm trọng nam khinh nữ không còn phù hợp ở xã hội hiện đại. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều cần nhận được quyền bình đẳng như nhau và đều đáng được yêu thương, trân trọng.

Sinh ra trong các gia đình có truyền thống trọng nam khinh nữ, trẻ sẽ gặp phải điều gì?

1. Con trai rất dễ trở nên ích kỷ

Vì nhận được sự ưu tiên trong cuộc sống dễ khiến con trai trong nhà có tính cách ngạo mạn và không biết chia sẻ hay yêu thương chị em của mình. Một cậu bé, từ nhỏ đã được chiều chuộng quá mức bởi người lớn sẽ xem mình là trung tâm của cả gia đình và tự cho phép bản thân làm những điều mình muốn mà không phải câu nệ hay tỏ ra tôn trọng người lớn.

Dẫn con gái về quê ăn Tết họ hàng hỏi: Sao không sinh thêm con trai? - ông bố đáp trả một câu khiến mọi người nín thinh - Ảnh 4.

2. Con gái sẽ cảm thấy tự ti và nhút nhát

Những bé gái bị đối xử bất công ở nhà từ nhỏ sẽ có xu hướng trở nên nhạy cảm và tự ti vì ngay từ khi chào đời, gia đình đã không cho em cảm giác được bảo vệ và tôn trọng. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khi trẻ lớn lên như bị ám ảnh ký ức tuổi thơ, có mối quan hệ không tốt với các thành viên trong gia đình,...

3. Anh chị em ruột sẽ có khoảng cách

Trong các gia đình có tư tưởng gia trưởng, mối quan hệ giữa anh chị em ruột thịt hiếm khi hòa thuận, và sự khác biệt trong cách đối xử của cha mẹ thực sự đặt hai người vào hai phía đối lập nhau. Nếu con trai được dạy dỗ rằng con gái sinh ra là vô ích, tất nhiên đứa trẻ ấy chẳng hề dành sự tôn trọng hay quan tâm đến chị/ em gái của mình. Ở chiều ngược lại, các bé gái cảm thấy điều đó rất bất công và đặt câu hỏi rằng tại sao cùng là con của bố mẹ mình mà em lại phải chịu đựng những định kiến này?

Theo Sohu

https://ahadep.com/dan-con-gai-ve-que-an-tet-ho-hang-hoi-sao-khong-sinh-them-con-trai-ong-bo-dap-tra-mot-cau-khien-moi-nguoi-nin-thinh-20220202205141816.chn