Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu "con đĩ đánh bồng"

Sau 2 năm dịch Covid 19 hoành hành, hôm nay, 30/1 (tức Mùng 9 Tháng Giêng), hàng chục nam thanh niên tô son, đánh phấn. Cùng nhau, họ thực hiện điệu múa “Con đĩ đánh bồng”, nhằm tưởng nhớ công lao của vua Phùng Hưng.

Màn "con đĩ đánh bồng" độc đáo của những chàng trai làng Triều Khúc

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 2.

Cứ mỗi độ xuân về, Tết Nguyên đán đi qua, nhân dân làng Triều Khúc lại mở hội, chung vui trong ngày lễ lớn của làng. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Vua Phùng Hưng mà còn là dịp vui chơi, trẩy hội đầu xuân năm mới của người dân trong làng.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 3.

Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Vua Phùng Hưng mà còn là dịp vui chơi, trẩy hội đầu xuân năm mới của người dân trong làng.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 4.

Bên cạnh các nghi thức rước kiệu, tế lễ vua Phùng Hưng, điểm nhấn của lễ hội là điệu múa "Con đĩ đánh bồng". Đây là 1 trong 10 điệu múa của đất Thăng Long xưa.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 5.

Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, Vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 6.

Từ đó đến nay, cứ đến ngày Mùng 9 tháng Giêng, trai tráng trong làng lại ăn mặc sặc sỡ, tô son, đánh phấn và cùng múa điệu "con đĩ đánh bồng" nhằm tưởng nhớ công lao của vua Phùng Hưng trong công cuộc mang yên bình cho dân làng.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 7.

Cần có 6 trai tráng hóa thân thành "đĩ" để thực hiện điệu múa. Điều kiện để được tuyển chọn phải là trai chưa vợ, mặt mũi sáng sủa, tươi tắn, con nhà gia giáo.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 8.

Bạn Cao Xuân Phong (17 tuổi, người dân làng Triều Khúc) cảm thấy vô cùng tự hào khi được thực hiện điệu múa này. "Đây là năm thứ 7 em tham gia múa bồng. Hồi mới đầu tập múa em cũng rất ngại vì phải đánh phấn, tô son. Nhưng sau em hiểu được ý nghĩa, em không những không ngại mà còn rất tự hào về điệu múa này." Phong chia sẻ.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 9.

Đội múa của làng không chỉ có các chú trung niên, mà có nhiều nam thanh niên, thậm chí nhiều bạn thiếu niên tham gia. Dù là nam giới, nhưng tất cả động tác múa đều rất dẻo, đều và đẹp.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 10.

Hội làng Triều khúc là hội làng lớn, độc đáo nên thu hút không chỉ người dân bản địa, nhiều du khách từ phương xa cũng có mặt ngày hôm nay

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 11.

Nhiều người nhanh tay ghi hình lại lễ hội thiêng liêng, cũng như điệu múa "con đĩ đánh bồng" một năm có một lần này.

Ảnh, clip: Các trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu con đĩ đánh bồng - Ảnh 12.

Với người dân làng Triều Khúc, lễ hội này vừa là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với vị vua có công. Đây còn dịp người dân thể hiện nét đẹp truyền thống dân tộc được truyền qua nhiều thế hệ ngàn đời nay.