Với các bậc cha mẹ, ai cũng muốn cho con mình được giáo dục trong điều kiện tốt nhất vì mới cha mẹ việc học tập của con là một trong những ưu tiên hàng đầu. Nhiều bậc cha mẹ vì sợ con thua kém bạn bè nên đã không ngại “đốt tiền” cho con theo học nhiều lớp học thêm để con có thể tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, điều gì cũng nên có giới hạn của nó, nếu cha mẹ ép con học quá nhiều mà không cho con có thời gian nghỉ ngơi và giải trí, Không chỉ tốn kém thời gian, tiền bạc, việc nhồi nhét kiến thức vô tình trở nên phản tác dụng.
Câu chuyện của một mẹ trẻ dưới đây sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ nhìn lại mình.
Cụ thể, người mẹ chia sẻ: trước giờ, cô và chồng vẫn luôn đặt việc học tập của con lên hàng đầu. Trước mọi vấn đề trong việc học tập của con, hai vợ chồng cô đều bàn bạc rất kỹ lưỡng mỗi khi ra quyết định.
Suốt những năm mẫu giáo, rồi lên cấp 1, hai vợ chồng cô đầu tư không ít tiền bạc cho con đi học thêm các giáo viên nổi tiếng cũng như các trung tâm để phát triển toàn diện. (Ảnh minh họa)
Chồng cô thường nói với con: "Chỉ cần con học giỏi và được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến nhất, còn tiền bạc không quan trọng".(Ảnh minh họa)
Thời gian cứ thế trôi qua, cậu con trai đã học sắp hết tiểu học, càng lớn, hai vợ chồng càng cho con trai học càng nhiều giáo viên giỏi. Dù càng ngày bài vở và việc học hành càng nhiều, nhiều hôm đến 8-9 giờ tối mới về đến nhà, thành tích của con trai vẫn luôn nằm trong top những học sinh nổi trội của trường.
Thành tích của con trai luôn nằm trong top những học sinh nổi trội của trường. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hai vợ chồng bắt đầu nhận ra sự khác thường khi cậu con trai xin phép nghỉ một buổi học thêm buổi tối để đi sinh nhật bạn. Người bố đã ngay lập tức từ chối, vì tiền mỗi buổi học thêm khá cao, nghỉ một buổi không những mất kiến thức mà còn mất không ít tiền.
Đáp lại lời từ chối của của bố, cậu bé bỗng nhiên lên tiếng: “Bố mẹ thật là ác. Hôm nào cũng bắt con đi học đến tối mịt mới về đến nhà, giờ xin nghỉ có một buổi, bố mẹ cũng không cho! Tất cả đều do bố mẹ quyết định, có bao giờ bố mẹ hỏi con có thích không chưa? Con không muốn đi học thêm nữa đâu!”.
Lời đáp trả có phần gay gắt của cậu con trai khiến hai vợ chồng giật mình. (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng lúc đầu rất tức giận với thái độ và cách trả lời có phần ngang bướng của con trai. Từ nhỏ đến nay, cậu bé vốn rất ngoan ngoãn và vâng lời bố mẹ. Hôm nay, lời nói của cậu bé như một gáo nước lạnh đối với hai vợ chồng.
Tuy nhiên sau một hồi ngẫm lại, hai vợ chồng giật mình vì quả thật từ trước đến nay, tất cả quyết định cho con đều được hai vợ chồng tự đưa ra mà chưa bao giờ hỏi con có muốn hay thích làm không. Từ ngày con vào tiểu học, cả gia đình rất hiếm khi ăn tối cùng nhau vì đến tối muộn con mới về đến nhà.
Hóa ra những gì mà hai vợ chồng nghĩ là tốt cho con, dưới góc nhìn của con trai lại là thứ khiến bố và mẹ trở thành người ác độc.
Người mẹ nhớ lại, có lần con cũng tâm sự: "Từ khi vào lớp 1 đến giờ chưa khi nào con dám làm trái ý của bố. Con cắm đầu vào học để bố không phải thất vọng về mình chứ có lúc con rất muốn bỏ học…". (Ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia, bậc Tiểu học là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với trường học, bạn bè. Cha mẹ không cần quá lo lắng về sự tiếp thu kiến thức của con vì khối lượng kiến thức tiểu học khá đơn giản và rất dễ hiểu. Vì vậy, cha mẹ thay vì quá đặt nặng việc học hành mà bắt con chạy đôn chạy đáo học thêm, hãy dành thời gian cùng con học tập, chính cha mẹ có thể trở thành những cô giáo, thầy giáo cho con mình. Điều đó càng làm cho tình cảm gia đình ngày một khắng khít hơn.
Bên cạnh đó, học thêm quá nhiều ở độ tuổi nhỏ sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề.
Trẻ sẽ ỷ lại
Học thêm sẽ khiến trẻ ỷ lại vào giáo viên và gia sư. (Ảnh minh họa)
Việc cho trẻ đi học thêm quá sớm dễ khiến các em ỷ lại, lười suy nghĩ mà trông chờ vào việc kèm cặp, ôn luyện của giáo viên, gia sư... Bên cạnh đó, học sinh tiểu học đang trong độ tuổi phát triển cả về trí tuệ và thể chất, khả năng tập trung còn thấp, mặc dù hoạt động chủ đạo đã chuyển từ vui chơi sang học tập, song chủ yếu vẫn là hình thức vừa học vừa chơi.
Khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi
Học thêm quá nhiều khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi. (Ảnh minh họa)
Việc ép con học quá nhiều sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức, gây ức chế tinh thần, trẻ sợ học và càng lười học hơn. Khi bị ép buộc, trẻ học một cách máy móc và thụ động. Vì không có niềm yêu thích và say mê nên các em tư duy một cách chống đối, coi việc học như một nhiệm vụ khó khăn. Chính điều đó làm hạn chế khả năng sáng tạo và phát triển tư duy ở trẻ.