Bác sĩ Han Wee Meng – Trưởng Khoa và Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em của SingHealth (tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn nhất của Singapore) cho biết, trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh và cần được cho ăn đúng cách. Bởi vậy, bố mẹ cần bổ sung thực phẩm, cung cấp đầy đủ protein, canxi, sắt và vitamin cho trẻ. Sự thiếu cân bằng trong các nhóm thực phẩm này có thể khiến trẻ phát triển còi cọc, chậm lớn, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển các kỹ năng vận động và tinh thần của trẻ.
Có rất nhiều sự lựa chọn, dưới đây là 10 gợi ý hàng đầu được Tiến sĩ đưa ra:
1. Các loại quả mọng
Dâu tây, việt quất là những loại quả rất giàu Vitamin C, có chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Chúng bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ.
Việt quất là loại quả rất tốt cho trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Dùng quả mọng làm toppings với kem, sữa chua, bánh kếp và ngũ cốc sẽ tạo nên một món ăn ngon. Ngoài ra, các mẹ có thể thêm việt quất vào bánh pancake để làm bánh cũng rất tuyệt.
2. Trứng
Trứng là loại thực phẩm giàu protein và vitamin, là một trong những nguồn choline phong phú nhất, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ sự phát triển của não.
Trứng là món ăn quen thuộc và tốt cho sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Trứng có thể làm rất nhiều món như trứng luộc, trứng chiên hoặc đảo với cơm. Ngoài ra, mẹ có thể cho trứng vào súp, cháo, nấu chung với mì hoặc làm món ăn tráng miệng thơm ngon.
3. Sữa bò
Sữa bò cung cấp nguồn canxi và phốt pho rất tốt, nó đặc biệt tốt cho xương và cơ bắp. Sữa bò còn mang tới nguồn chất béo và thực sự cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi để có năng lượng phát triển thể chất. Trong trường hợp con bạn bị thừa cân, béo phì, bạn có thể cân nhắc về liều lượng bổ sung cho con.
Sữa giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Để có một bữa sáng nhanh chóng và dễ dàng, hãy pha một cốc sữa để trẻ ăn kèm với ngũ cốc, bánh quy hoặc trộn sữa với trái cây để làm sinh tố cũng trở thành một thức uống tuyệt vời.
4. Bơ đậu phộng
Đậu phộng là loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn. Bơ đậu phộng cung cấp cho trẻ năng lượng và protein. Thực phẩm này rất cần cho trẻ để phát triển thể chất toàn diện.
Bơ đậu phộng (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Bạn có thể quết bơ lên bánh quy hoặc cho trẻ ăn trực tiếp.
5. Thực phẩm nguyên hạt
Chất xơ trong những loại thực phẩm này thực sự cần thiết để cho hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Thực phẩm nguyên hạt tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt, làm bánh quy, đồ ăn nhẹ. Trộn ngũ cốc nguyên hạt với sữa, cháo, súp để bé làm quen dần với hương vị.
6. Thịt
Rõ ràng, đây là một nguồn cung cấp protein và sắt tuyệt vời cho trẻ. Sắt tối ưu hóa sự phát triển và chức năng của não, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Trẻ em cần được bổ sung protein từ thịt để có năng lượng phát triển (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Có vô vàn cách để chế biến món thịt tươi ngon. Các mẹ có thể băm thịt mềm ra, cắt thành miếng nhỏ với các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, để rán, hầm… Ngoài ra, có thể nghiền khoai tây, viên thịt cũng là những món ăn hấp dẫn trẻ nhỏ.
7. Cá
Cá mang lại nguồn protein giúp phát triển cơ bắp và cho hệ xương khỏe mạnh. Các loại cá có dầu như cá hồi, cá ngừ và cá mòi cũng chứa một lượng lớn axit béo Omega -3, hỗ trợ sự phát triển của mắt, não và hệ thần kinh.
Cá tốt cho não bộ của trẻ (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Có thể nấu cháo cá, súp cá hoặc cho trẻ ăn với cơm, làm chả cá…
8. Phô mai
Phô mai bổ sung protein, canxi, phốt pho và vitamin D. Phô mai rất tốt cho sự phát triển hệ xương khỏe mạnh.
Phô mai là một món ăn hợp với khẩu vị của trẻ và còn rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Trẻ em thường thích ăn phô mai sống hoặc cùng với bánh pizza, rắc lên mì ống, cơm chiên.
9. Bông cải xanh
Bông cải xanh mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho mắt và tránh làm tổn thương các tế bào. Nó cung cấp nhiều chất xơ, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Ăn bông cải xanh giúp trẻ ngăn ngừa táo bón (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: cắt bông cải xanh thành những miếng nhỏ, hấp hoặc trần lên để trẻ ăn. Ngoài ra có thể làm salad, sốt với phô mai, sốt cà chua hoặc dầu mè, rắc thêm chút phô mai bào lên trên là tuyệt hảo.
10. Rau quả có màu sắc sặc sỡ
Chúng bao gồm các loại như cà rốt, khoai lang, bí ngô, cà chua, đu đủ… Đây là những loại rau quả chứa nhiều beta carotene, các carotenoids khác được chuyển đổi thành vitamin A hoạt động trong cơ thể. Vitamin A rất cần thiết cho làn da và tốt cho thị lực, tăng trưởng và hỗ trợ các mô cơ thể.
Vitamin A rất cần thiết cho làn da và tốt cho thị lực, tăng trưởng và hỗ trợ các mô cơ thể. (Ảnh minh họa)
Cách chế biến: Cắt nhỏ, hấp lên và chấm chung với nước sốt hoặc làm salad, sốt với phô mai.