Bright Side đã tổng hợp 13 vấn đề sức khỏe phổ biến mà các bác sĩ cho rằng đây là những dấu hiệu bình thường ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên quá lo lắng.
1. Nôn
Nôn là một triệu chứng thường xảy ra, nhưng hầu hết không liên quan đến bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Con của bạn có thể đã ăn quá nhiều hoặc đây là biểu hiện cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Thông thường khi trẻ nôn, cha mẹ thường có xu hướng hoảng loạn nhưng thực chất nó có thể không phải là vấn đề lớn. Lúc này cha mẹ nên bổ sung nước, đảm bảo đủ không khí trong lành và giữ ấm phần bụng cho trẻ.
2. Nghẹt mũi
Mũi nghẹt cũng là một vấn đề xảy ra thường xuyên. Mỗi năm trung bình trẻ mắc khoảng 6-8 lần nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tuy nhiên, cha mẹ sợ khi trẻ nhỏ bị nghẹt mũi có thể khiến trẻ khó thở, đặc biệt vào ban đêm. Bác sĩ nhắc nhở, điều này cũng rất dễ điều trị tại nhà, khuyên cha mẹ nên rửa mũi theo hướng dẫn của bác sĩ cho trẻ để làm sạch mũi.
3. Đau dạ dày
Đau dạ dày cũng là trường hợp phổ biến và thường xảy ra khi trẻ ăn nhiều thức ăn không tốt cho dạ dày. Mặc dù điều đó có thể đáng sợ, nhưng bạn không cần vội vàng đưa con đi khám bác sĩ, miễn là việc này không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của trẻ. Một số nghiên cứu mới cho rằng, trẻ em bị đau dạ dày là do bị căng thẳng hoặc lo lắng, vì thế việc cha mẹ nói chuyện với trẻ cũng sẽ giải quyết vấn đề.
4. Tiêu chảy
Cha mẹ đều lo lắng khi trẻ bị tiêu chảy, nhưng bệnh này không cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Điều quan trọng, cần phải bổ sung nước và có chế độ ăn uống lành mạnh, cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm như chuối, táo,… đồng thời giữ ấm bụng. Cha mẹ cũng không nên lo lắng, tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, sau đó sẽ ổn.
5. Đau đầu
Đau đầu xảy ra ở trẻ em cũng giống như ở người lớn. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Theo như bác sĩ, điều này thường là do trẻ quên uống nước, hoạt động quá nhiều hoặc căng thẳng vì bài tập về nhà. Để hạn chế đau đầu, hãy chắc chắn rằng trẻ luôn uống đủ nước và có thời gian để nghỉ ngơi.
6. Sốt
Sốt là dấu hiệu của nhiều vấn đề xảy ra trên cơ thể của trẻ. Có thể là do mọc răng, hoặc cảm lạnh thông thường. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng sốt phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu sốt không quá 38,9 độ C thì cha mẹ có thể xử lý, điều trị tại nhà. Các bác sĩ cho biết, cha mẹ cần nhớ rằng sốt là một phần của hệ miễn dịch và nó không nghiêm trọng trong hầu hết các trường hợp.
7. Trạng thái lười biếng, mệt mỏi
Khi trẻ hành động một cách khác thường, đặc biệt là khi thiếu năng lượng, mệt mỏi, điều này khiến cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, bác sĩ giải thích đơn giản về trường hợp này chính là: trẻ đang ở giai đoạn phát triển. Khi trẻ trải qua giai đoạn tăng trưởng, chúng có thể ngủ nhiều hơn và cảm thấy lười biếng. Miễn là giai đoạn này không kéo dài, và trẻ vẫn cảm thấy hạnh phúc, tràn đầy năng lượng, điều đó là hoàn toàn bình thường.
8. Vết bầm tím
Trẻ con thường bị ngã và có những vết bầm tím, đó là hậu quả của việc “nghịch” quá đà. Các bác sĩ nói rằng, điều này là bình thường, việc chữa trị là không cần thiết, vì những vết bầm tím sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu vết bầm tím xuất hiện quá nhiều mà không có sự va đập hay tác động bên ngoài, hãy đưa trẻ tới viện kiểm tra ngay vì có thể là dấu hiệu của bệnh về máu.
9. Ngủ nhiều hơn
Cha mẹ đã nhận thức được rằng trẻ cần ngủ nhiều hơn người lớn, tuy nhiên, không ai chắc chắn là ngủ nhiều hơn bao nhiêu. Các bác sĩ cho rằng, trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ 11-14 tiếng 1 ngày với một vài giấc ngủ ngắn trong ngày.
Tuy nhiên, trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi cần ngủ 13 -14 tiếng một ngày mà không có các giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ ngủ nhiều có thể khiến cha mẹ lo lắng, nhưng nó hoàn toàn bình thường.
10. Đau họng
Đau họng cũng thường xảy ra ở trẻ, nó là triệu chứng của một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm do virus và sẽ hết trong vòng 10 ngày. Cho trẻ uống trà bạc hà ấm, kẹo ngậm ho sẽ giúp cho cổ họng của trẻ cảm thấy tốt hơn.
11. Ho
Ho là một ví dụ khác về những thứ nghe có vẻ đáng sợ nhưng thường là không nghiêm trọng. Nó là một triệu chứng phổ biến của virus. Các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà và tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm và đồ uống lạnh, cay… bởi nó có thể gây thêm khó chịu cho cổ họng.
12. Phát ban
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phát ban là một hiện tượng phổ biến. Hăm tã và phát ban trên mặt có thể điều trị tại nhà. Theo như các bác sĩ, cha mẹ luôn phải đảm bảo tã của trẻ khô thoáng, tay và da của trẻ phải sạch sẽ, do đó không cần thiết gặp bác sĩ trừ khi các vết phát ban gây đau đớn.
13. Táo bón
Tương tự như tiêu chảy và đau dạ dày, táo bón có thể xảy ra do ăn phải thực phẩm không tốt. Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ uống nước và chờ khoảng 7 ngày. Nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn 7 ngày, nên cho trẻ đến bệnh viện.