Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, khi ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, ăn ngon hơn, tăng cân và tăng khả năng miễn dịch, từ đó giúp trẻ trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, để duy trì được một giấc ngủ ngon cho trẻ thì tư thế ngủ cũng rất quan trọng.
Nếu tư thế ngủ không đúng, có thể khiến hình dạng đầu trẻ trở nên xấu xí như: đầu bị méo, đầu bị phẳng (đầu bẹt). Đồng thời, lúc đầu cột sống của trẻ chưa hình thành đường cong sinh lý như người lớn nên nếu giai đoạn này tư thế ngủ của trẻ không đúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của tứ chi và cả ngoại hình.
Tư thế ngủ không đúng còn gây ảnh hưởng đến hình dạng của hộp sọ, trường hợp nặng còn khiến sự phát triển của não bộ bị hạn chế, ảnh hưởng đến cách thở của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm mặt.
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ phải chú ý điều chỉnh nếu trẻ thường xuyên ngủ với 3 tư thế sau đây, tránh gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển đầu và khuôn mặt của bé.
Gối đầu lên tay mẹ để ngủ
Trẻ sơ sinh rất dễ buồn ngủ khi uống sữa, lúc này một số trẻ sẽ thức giấc quấy khóc khi được mẹ đưa lên giường từ vòng tay của mẹ, nên nhiều mẹ đã cho bé gối đầu lên tay mình rồi nằm cho con ti. Tuy nhiên, việc làm này về lâu dài có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu.
Do hộp sọ của trẻ sơ sinh rất mềm nên dễ bị thay đổi theo áp lực bên ngoài. Khi trẻ gối đầu lên tay người lớn thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến phần dưới hộp sọ của trẻ xuất hiện vết lõm sâu. Điều này không những khó coi mà còn làm biến dạng hộp sọ, trường hợp nặng có thể chèn ép vào mô não, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, ngoài ra còn khiến cột sống của trẻ bị ảnh hưởng.
Ngoài vòng tay mẹ cũng nên tránh cho trẻ ngủ trên gối cứng, vì gối này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hộp sọ của trẻ.
Nên tránh tình trạng cho trẻ gối đầu lên tay mẹ để ngủ, bởi việc làm này về lâu dài có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu.
Nằm ngửa trong thời gian dài
Trẻ luôn có những tư thế ngủ yêu thích ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau, và tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ mà đa số chúng ta thường thực hiện.
Ngủ nằm ngửa giúp toàn bộ các phần cơ trên cơ thể trẻ đều được thả lỏng, hạn chế áp lực lên nội tạng như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang, đặc biệt làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS (hội chứng đột tử sơ sinh) và có thể giúp giữ đường thở luôn mở.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng tư thế ngủ ngửa vẫn có một số hạn chế nhất định, đối với trẻ sơ sinh thì cha mẹ không nên để trẻ nằm ở tư thế này quá lâu. Vì xương sọ của trẻ sơ sinh rất mềm nên nếu để trẻ nằm ngửa lâu sẽ khiến đầu trẻ bị phẳng phía sau (còn gọi là đầu bẹt).
Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến thể chất nhưng sau này khi trẻ lớn lên, chiếc đầu bẹt sẽ khiến hình dáng đầu xấu, gây ảnh hưởng đến kiểu tóc và thẩm mỹ khuôn mặt, khiến trẻ mất tự tin, nhất là các bé gái.
Trẻ ngủ không đúng tư thế có thể làm biến dạng đầu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và quá trình phát triển.
Ngủ nghiêng trong thời gian dài
Theo kết quả nghiên cứu, trẻ nằm nghiêng trong thời gian dài sẽ khiến đầu dễ bị lệch và kích thước hộp sọ hai bên không cân xứng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của khuôn mặt từ đó ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ.
Ngoài ra, cách ngủ này còn dễ gây chèn ép tim, ức chế hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não. Trong trường hợp nghiêm trọng, tư thế ngủ này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và nhiều khía cạnh khác.
Để hộp sọ của con phát triển bình thường và đẹp, các mẹ phải luôn chú ý đến tư thế ngủ của con mình. Nếu nhận thấy thói quen ngủ của trẻ không đúng, hoặc duy trì các tư thế ngủ trên trong thời gian dài, cha mẹ nên có biện pháp điều chỉnh ngay.
Theo kết quả nghiên cứu, trẻ nằm nghiêng trong thời gian dài sẽ khiến đầu dễ bị lệch và kích thước hộp sọ hai bên không cân xứng.