Sữa là thức uống chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do một vài lý do, có nhiều trẻ gần như không uống chút sữa nào trong ngày.
Chị Tiểu Linh hiện đang cùng gia đình sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cậu con trai, từ nhỏ cậu bé đã không thích uống sữa, mỗi lần đưa sữa là cậu bé khóc hoặc tìm cách né tránh, vì vậy chị cũng không ép con mình.
Trong khi đó cậu bé A văn con nhà hàng sớm thì lại thích sữa, hầu như uống mỗi ngày. Nhưng nhiều năm trôi qua chị cũng không còn để ý nhiều đến vấn đề này.
Cho đến một hôm, chị Tiểu Linh đưa con trai bước vào lớp cấp 2, chị bỗng bất ngờ khi nhìn thấy sự chênh lệch rõ về chiều cao của con trai mình và cậu bé A văn hàng xóm, A văn trông cao và khỏe mạnh hơn.
Vì tò mò nên chị bước lại hỏi thăm mẹ A Văn, mẹ cậu bé cho biết rằng nhờ việc thường xuyên uống sữa cũng như vận động hợp lý nên A Văn đang phát triển tốt, chỉ mới 11 tuổi nhưng cậu bé có chiều cao vượt trội so với các bạn cùng trang lứa.
Từ câu chuyện trên, các chuyên ra nhận định rằng, sẽ có sự khác biệt rõ rệt giữa một đứa trẻ uống sữa hàng ngày và một đứa trẻ không bao giờ uống sữa.
4 điểm khác biệt rõ rệt ở trẻ không bao giờ uống sữa và trẻ uống sữa hàng ngày là gì?
Khác biệt về chiều cao
Hàm lượng canxi trong sữa tương đối cao, có vai trò bổ trợ tích cực cho phát triển xương của trẻ.
Mặc dù trẻ 7-8 tuổi chưa chính thức bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhưng giai đoạn này là giai đoạn tích lũy dinh dưỡng. Nếu trẻ có thể tích lũy dinh dưỡng sẽ có đủ năng lượng để phát triển cơ thể khi đến tuổi dậy thì.
Đồng thời, việc uống sữa mỗi ngày giúp cho trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và giảm số lượng đồ ăn nhanh không tốt xuống, từ đó thúc đẩy cơ thể tăng trưởng tốt hơn.
Uống sữa đúng cách mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ.
Chênh lệch trọng lượng
Các chất dinh dưỡng phong phú có trong sữa có thể mang lại năng lượng cho cơ thể con người, đặc biệt protein có thể đóng vai trò tăng cơ bắp. Uống sữa kết hợp với vận động hợp lý sẽ giúp cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Trẻ không bao giờ uống sữa có vóc dáng gầy, nhỏ hơn so với những đứa trẻ uống sữa thường xuyên.
Ngoài ra, sữa rất giàu lactose, là chất hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường tiêu hóa của con người, không chỉ giúp tăng tốc độ trao đổi chất của trẻ mà còn giúp trẻ không bị béo phì.
Sức đề kháng khác nhau
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em thường xuyên uống sữa có sức đề kháng mạnh hơn, ít bị sốt và cảm lạnh hơn. Và những bé không bao giờ uống sữa thì cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong những thực phẩm khác.
Ngoài ra, sữa có chức năng xoa dịu thần kinh, giúp ngủ ngon, nếu trẻ uống sữa đúng cách trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ của trẻ nhất định.
Trẻ uống đủ sữa có thể thúc đẩy chiều cao phát triển.
Khác biệt thị lực
Vitamin B2 trong sữa là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thị lực, đặc biệt là nhiều trẻ hiện nay do ít vận động ngoài trời nên mắt thường xuyên bị ảnh hưởng bởi ánh sáng nhân tạo như đèn neon, điện thoại di động nên thị giác của trẻ càng cần được bảo vệ nhiều hơn.
Mặc dù sữa mang đến nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng các chuyên gia khuyên rằng không vì thế mà bố mẹ ép con phụ thuộc vào sữa, bố mẹ cũng nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm đa dạng, chú ý duy trì chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, khuyến khích trẻ vận động để phát triển tốt hơn.
Những cách giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dưỡng chất tốt
Ngoài việc uống sữa đúng cách mỗi ngày, các chuyên gia gợi ý bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, khỏe mạnh và tăng cân nhanh.
Ăn thực phẩm chức men tiêu hóa tốt
Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, bởi nó có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Rất nhiều người hiện nay đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Nếu trẻ ăn những thực phẩm tốt sẽ giúp cải thiện tiêu hóa.
Những thực phẩm chứa men tiêu hóa tốt nên kể đến là sữa chua, trong sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh. Probiotic có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
Ngoài ra, các loại trái cây như táo, lê... cũng chứa một nguồn pectin phong phú. Đây là một chất xơ hòa tan. Pectin làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa, thường được sử dụng để chữa táo bón và tiêu chảy.
Pectin trong táo cũng được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm trong ruột kết.
Chia nhỏ các bữa ăn
Nếu trẻ chán ăn, lượng thức ăn trẻ nạp vào mỗi bữa thường khá ít. Bố mẹ có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Việc cho trẻ ăn từng chút một vào khung thời gian khoa học sẽ giúp trẻ giảm gánh nặng tâm lý, khiến trẻ không phải sợ hãi khi phải ăn một lượng thức ăn quá nhiều vào mỗi bữa cơm. Ngoài ra, cách này cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động thoải mái hơn.
Trong sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh.
Hạn chế uống nhiều nước trong bữa ăn
Nhiều chuyên gia từng chỉ ra rằng, cho trẻ uống nước khi ăn cơm không hợp lý, đây là thói quen mà các bà mẹ nên hạn chế.
Trẻ uống nhiều nước có thể tạo ra cảm giác no giả, làm loãng dịch vị trong dạ dày khiến trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng. Theo nguyên lý hoạt động, khi nước uống vào cơ thể, chỉ khoảng 5 phút là đã trôi khỏi dạ dày.
Do vậy, nếu uống nước khi ăn thì dịch vị dạ dày sẽ bị hòa loãng và nhanh chóng đưa xuống ruột. Chính điều này sẽ làm cho việc tiêu hóa gặp khó khăn.
Nếu trẻ muốn uống nước, mẹ nên cho con uống nước trước bữa ăn ít nhất 10 phút và uống sau bữa ăn ít nhất khoảng một giờ.
Khuyến khích con ăn khi đói
Một số trẻ mặc dù biết đói nhưng lười ăn vô tình làm trẻ hình thành thói quen bỏ bữa, điều này không có lợi cho dạ dày và việc bổ sung dưỡng chất của trẻ. Do đó, bố mẹ nên tập cho con thói quen ăn các bữa chính đúng giờ, ăn vừa đủ no, huyến khích con ăn khi đói không nên bõ bữa.