Khi mang bầu, chắc hẳn mẹ nào cũng mong muốn sẽ có thể sinh thường thuận lợi, ca sinh suôn sẻ, không phải chịu nhiều đau đớn. Tuy nhiên, bên cạnh những bà mẹ "rặn một hơi là ra con" thì cũng có những trường hợp mẹ phải vật vã, chịu đau suốt nhiều giờ đồng hồ mới sinh con thành công. Dưới đây là 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh khó ở mẹ bầu.
1. Khung xương chậu mẹ hẹp
Khung xương chậu của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ sinh thường thành công. Nếu mẹ có khung xương chậu dưới 150cm thì được chẩn đoán là hẹp. Điều này gây khó khăn cho việc em bé ra ngoài. Khi sinh, có thể chỉ một phần vai được ra ngoài, gây biến dạng thai nhi, điều này là nguyên nhân dễ gây dị tật bẩm sinh cho bé hoặc thậm chí là nguy cơ tử vong trên bàn sinh. Hầu hết các bà mẹ được chẩn đoán khung xương chậu hẹp được chỉ định bắt thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Những bà mẹ có khung xương chậu hẹp sẽ khiến thai nhi khó chui ra hơn. (Ảnh minh họa)
2. Thai nhi quá lớn
Kích cỡ thaiquá lớn là nguyên nhân hàng đầu gây khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh thường. Cụ thể, thai to sẽ khiến thời gian sinh nở bị kéo dài. Hơn nữa, thai nhi quá lớn nếu được sinh thường có thể làm rách âm đạo. Nếu phần đầu chui được ra ngoài nhưng kẹt lại phần vai, bác sĩ sẽ buộc phải rạch tầng sinh môn kéo dài tới hậu môn để giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Một số trường hợp, bà bầu sẽ cần can thiệp y tế bằng cách sử dụng kẹp forcep hoặc cốc hút để giúp đưa trẻ ra ngoài.
Chính vì vậy, việc siêu âm thai khi cận ngày sinh nở để kiểm tra các chỉ số thai nhi, đánh giá và lựa chọn phương pháp sinh là rất cần thiết. Trong trường hợp thai nhi to, mẹ nên xem xét sinh mổ.
3. Ngôi thai không thuận
Ngôi thai thuận là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Đây là vị trí nằm của thai nhi phu hợp và thuận lợi nhất cho sinh thường. Tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang thì quá trình chào đời sẽ rất khó khăn, tăng nguy cơ tắc nghẽn, tử cung không thể giãn nở cho đến khi sinh, thậm chí có thể gây tổn thương cho cả người mẹ và đứa bé.
Những trường hợp ngôi thai không thuận, mẹ cũng sẽ gặp khó khăn nếu muốn sinh thường. (Ảnh minh họa)
4. Dây rốn thai nhi quá ngắn hoặc quá dài
Dây rốn là sợi dây sinh học nối phần bánh thai và nhau thai, có nhiệm vụ cung cấp máu và các chất dinh dưỡng nuôi thai. Dây rốn bình thường sẽ dài khoảng 50 cm, trường hợp dây rốn quá ngắn hay quá dài đều có thể gây khó khăn hơn cho quá trình sinh nở.
Dây rốn quá dài có thể quấn lấy cổ và thân thai khi thai nhi chuyển động hoặc xoay mình trong tử cung của mẹ. Không phải mọi trường hợp đều nguy hiểm. Nếu siêu âm và phát hiện sớm, đứa bé bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể được sinh thường. Bởi vì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, bé sẽ cử động để các vòng dây này được nới lỏng hoặc tuột ra ngoài.
Vẫn có những trường hợp em bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể sinh thường.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ luôn theo dõi em bé. Trường hợp nhận thấy thai nhi ít chuyển động, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim thai nếu phát hiện tim thai bất thường, điều này có nghĩa là bé bị thiếu oxy, mẹ bầu cần mổ lấy thai ngay.