Ung thư không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể bị ung thư. Ung thư ở trẻ em chiếm chưa tới 1% tổng số bệnh ung thư được chẩn đoán mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ lệ ung thư ở trẻ em đã tăng nhẹ trong vài thập kỷ qua. Dù vậy, các bệnh ung thư máu, u não, ung thư hạch, u tế bào mầm,… nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ sống 5 năm là gần 80%.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư ở trẻ em cao hơn người lớn, đặc biệt là nếu phát hiện sớm và điều trị sớm và khả năng chịu đựng hóa trị của trẻ em tốt hơn người lớn, vì chúng vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển và có khả năng tái tạo tế bào tốt.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên việc phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm ung thư ở trẻ em là không dễ dàng. Nhiều yếu tố có thể trì hoãn chẩn đoán và điều trị cho trẻ em. Bác sĩ Chen Jing, bác sĩ tại Bệnh viện Ung bướu liên kết Đại học Trùng Khánh cho biết có nhiều lý do dẫn tới việc phát hiện ung thư ở trẻ em gặp khó khăn.
Thứ nhất, người lớn thường cho rằng việc trẻ em có khối u ác tính là rất hiếm nên thường bỏ qua các triệu chứng khác thường ở trẻ. Thứ hai, trẻ nhỏ chưa biết thể hiện cảm xúc chính xác khi gặp vấn đề sức khỏe, điều này cũng gây khó khăn cho việc tìm khối u. Đồng thời, công nghệ sàng lọc hạn chế hiện nay khó phát hiện sớm các khối u ở trẻ em.
Có 9 dấu hiệu cảnh báo chính của bệnh ung thư ở trẻ em, một khi trẻ có các triệu chứng tương tự cha mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
1. Sốt liên tục không rõ nguyên nhân: Sốt hơn 1 tuần không rõ nguyên nhân.
2. Thiếu máu, các triệu chứng chảy máu: Da xanh xao, có vết bầm tím, chấm xuất huyết đỏ hoặc các triệu chứng chảy máu niêm mạc (như chảy máu cam, chảy máu nướu răng).
3. Sưng hạch không rõ nguyên nhân: Xuất hiện ở cổ, nách, đầu gối và các vùng khác, đặc biệt nếu hạch lớn hơn 2cm, cố định khi sờ vào, không đau, nên cho trẻ đi khám sớm.
Ảnh minh họa
4. Đau không rõ nguyên nhân: Đau không rõ nguyên nhân như nhức đầu, đau các chi (nhất là chi dưới), tức ngực, đau bụng,...
5. Triệu chứng hệ thần kinh: Nhức đầu, nôn mửa, nhìn đôi, yếu chân tay, mất khả năng phối hợp vận động (viết được), không cầm được bát hoặc dùng đũa, đi lại lảo đảo, dễ ngã.
6. Đặc điểm của u nguyên bào thần kinh: 2/3 xảy ra ở bụng, bụng to hoặc sưng. Nếu tế bào ung thư xâm lấn vào xương gây đau nhức xương, khi di căn đến tủy xương sẽ gây xanh xao, khi di căn đến hốc mắt có thể gây bầm tím quanh hốc mắt (mắt gấu trúc).
7. Triệu chứng của u nguyên bào võng mạc: Có thể phát hiện sớm bằng soi quỹ, nếu u lớn thì đồng tử sẽ có phản xạ màu trắng và phản xạ của đồng tử sẽ khác sau khi chụp ảnh.
8. Nổi cục: Bất kể thân mình hay tay chân, nếu có cục u thì cần đi khám hoặc có khối u ở bụng cũng nên đi kiểm tra. Cha mẹ có thể kiểm tra cơ thể trẻ khi tắm để dễ phát hiện hơn.
9. Thay đổi về sinh trưởng và phát triển: Sụt cân, chán ăn, ngừng tăng trưởng không rõ nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư ở trẻ em
Các chuyên gia ung thư trẻ em cho rằng nguyên nhân gây ung thư ở trẻ nhỏ hiện thiên về xu hướng sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và tác động của môi trường. Đó là do gen, những biến đổi di truyền học trong gen của đứa trẻ sinh ra các bệnh ung thư. Tuy nhiên người ta cũng không phủ nhận lối sống và môi trường cũng tác động tới tăng nguy cơ ung thư ở trẻ. Để giảm nguy cơ ung thư ở trẻ, cần thực hiện những điều sau:
- Để trẻ tránh xa khói thuốc: Cha mẹ nên bỏ thói quen hút thuốc lá và không cho phép bất cứ ai hút thuốc đến gần con em mình. Khói ở cuối mỗi điếu thuốc còn nguy hiểm hơn bởi nó có gấp 3 lần carbon monoxide (chất độc hại cho tim, phổi và mạch máu), 10 lần chất nitrosamine và hàng trăm lần khói amoniac. Nếu bạn hút thuốc, nguy cơ con của bạn trở thành một người nghiện thuốc tăng gấp 25 lần. Đây chính là lý do bạn nên bỏ thuốc nếu muốn đem lại sức khỏe tốt nhất cho một đứa trẻ.
- Có chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, trái cây và rau quả là biện pháp tốt nhất để phòng tránh ung thư. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thịt chế biến, thịt đỏ nhiều muối.
- Tập thể dục: Tập thể dục là một biện pháp giúp ổn định lượng hormone như estrogen và insulin có liên quan đến ung thư. Lối sống năng hoạt động sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ruột, và tử cung.
- Duy trì cân nặng ổn định: Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, khỏe mạnh làm giảm khả năng các mô mỡ tác động đến sự tăng trưởng của các tế bào, giảm nguy cơ ung thư. Do vậy béo phì thường liên quan tới ung thư.
- Để trẻ tránh xa hóa chất: Theo một nghiên cứu, nếu trẻ con sớm tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ ung thư máu lên 47%. Cha mẹ hoặc người lớn cần mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất này, tránh mang những hóa chất này về nhà có trẻ em. Những hóa chất cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của trẻ là asen, benzen, amiăng .... Đây là những hóa chất dùng trong công nghiệp, thường thấy xuất hiện trong những đồ dùng trong nhà như các loại chất tẩy rửa, sơn ....
- Bỏ rượu bia: Nếu cha mẹ sử dụng rượu, đặc biệt thời kỳ mang thai, có nguy cơ con cái họ cũng nghiện rượu sau này. Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, miệng, vòm họng và đường ruột.