Đa số mọi người đều cho rằng trái cây là thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Trong những năm gần đây, cư dân mạng lại rộ lên tác dụng mới của trái cây: bà bầu ăn nhiều trái cây, con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào. Chưa rõ thực hư việc này như thế nào nhưng một bà mẹ ở Trung Quóc đã bị thuyết phục và không ngờ chị lại nhận tin xấu.
Người phụ nữ này tên là Tiểu Như (29 tuổi, sống ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Chị và chồng đang kinh doanh một cửa hàng quần áo và ngày nào họ cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn từ sáng tới tối mịt.
Khi mang thai, chị nghĩ thai nhi cần nạp nhiều chất dinh dưỡng, trong khi đó trái cây lại rất giàu chất dinh dưỡng, nên chị ăn trái cây mỗi ngày với hy vọng con sinh ra sẽ xinh xắn với làn da trắng nõn nà. Không ngờ rằng, chỉ một tuần trước ngày dự sinh, niềm mong mỏi của mẹ bầu lại đột ngột kết thúc.
Nghĩ rằng trái cây rất tốt nên Tiểu Như đều ăn mỗi ngày nhưng không ngờ chị lại phải sinh non.
Hóa ra, vì đặc thù công việc nên Tiểu Như không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân dù đang mang thai. Chị không đi khám thai định kỳ đúng hẹn, không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thậm chí ăn uống cũng không đúng giờ, đủ bữa.
Mỗi ngày đi làm về, chị và chồng đều rất mệt mỏi nên chẳng còn khẩu vị ăn uống, có khi bỏ luôn bữa tối. Nhưng với niềm tin trái cây rất giàu chất dinh dưỡng nên chị vẫn duy trì ăn hàng ngày.
Cho rằng táo rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi nên Tiểu Như ăn ít nhất 3 quả táo mỗi ngày. Bên cạnh đó, hoa quả theo mùa chị cũng chẳng bỏ sót loại quả nào. Khi vải vào mùa, chị còn ăn nửa cân 1 ngày. Cứ tưởng “bữa ăn dinh dưỡng” của mình đã đủ hoàn hảo, nhưng không ngờ một tuần trước khi sinh, một tai nạn đã xảy ra.
“Mỗi sáng tôi đều có thể cảm nhận được sự chuyển động của con nhưng sáng hôm đó thì không. Đứa trẻ vốn rất nghịch ngợm nay lại yên tĩnh lạ thường”, Tiểu Nhu nói. Không chỉ vậy, chị còn thấy bụng dưới đau thắt lại một lúc. Chị chạy vào nhà vệ sinh và phát hiện khí hư có màu nâu.
Mỗi ngày Tiểu Nhu đều ăn ít nhất 3 quả táo vì nghĩ rằng loại quả này tốt cho sự phát triển trí tuệ của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Điều này khiến mẹ bầu sợ hãi nên hai vợ chồng tức tốc tới bệnh viện kiểm tra. Khi siêu âm, bác sĩ cho biết tình trạng đứa trẻ đang rất xấu. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy, lượng đường trong máu của Tiểu Nhu lên tới 26mmol/l và huyết áp là 100mmHg, đây là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.
Thai phụ buộc phải làm phẫu thuật bắt thai khẩn cấp và được chuyển qua khoa nội tiết sau đó. Dưới sự chẩn đoán và điều trị kịp thời của bác sĩ, lượng đường huyết trong máu của Tiểu Nhu cũng được kiểm soát, nhưng chị luôn tự trách bản thân vì nghĩ rằng chính thói quen ăn uống của mình đã khiến con phải sinh non ở tuần 36.
Thai phụ có ngày còn ăn hơn nửa cân vải. (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn quá nhiều trái cây nguy hiểm thế nào?
Trái cây rất giàu vitamin và chất xơ, nhưng hầu hết trong các loại trái cây cũng rất giàu fructose (đường hoa quả). Vì vậy, mẹ bầu ăn quá nhiều hoa quả cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Khi đã mắc bệnh, nếu không được phát hiện và chẩn đoán, điều trị kịp thời thì người mẹ và thai nhi dễ gặp phải nhiều nguy cơ như sa dạ con, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nặng, mẹ bầu có thể sót nhau, sảy thai, tiền sản giật,…Vì vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng, ăn uống điều độ để tránh những việc không may xảy ra.