Kiểm soát chế độ ăn uống là điều cực kỳ quan trọng với phụ nữ mang thai, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng có thể giữ kỷ luật tốt, một số khó cưỡng lại sức hút của những món ăn hấp dẫn..
Vừa qua, tại bệnh viện Phụ sản và trẻ em Hoài An, Trung Quốc, một bà mẹ đã ha sinh một em bé với cân nặng 6kg. Đáng nói hơn cả, đây cũng chính là người mẹ mà trong lần sinh đầu, con của cô ấy cũng nặng tới 5,7kg. Nguyên nhân của việc sinh con với cân nặng kỷ lục như thế này là bởi vì người mẹ này mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Em bé ngay sau khi sinh đã được chuyển vào lồng ấp. Đối với kích cỡ hơn 6kg của bé, lồng ấp dành cho bé sơ sinh khá chật chội. Theo Zhang Wenjie, bác sĩ điều trị của Khoa Sơ sinh tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hoài An, bé Xiaotian sinh ra dài 57 cm và nặng 6,06kg. "Đường huyết của đứa trẻ tương đối thấp, chỉ 0,9 milimol/lít, và nhịp thở của cháu không tốt lắm. Chúng tôi sợ cháu sẽ gặp các vấn đề khác. Chúng tôi đã đưa cháu vào máy thở không xâm lấn và truyền đường cho cháu kịp thời, thật may đường huyết ổn định”, bác sĩ nói.
Bà mẹ đẻ con nặng tới 6kg, trẻ có nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Cách đây vài năm, khi người mẹ này sinh con đầu lòng cũng phải tiến hành bằng phương pháp mổ lấy thai. Thời điểm đó, con của cô nặng 5,7kg, cũng là một mức cân rất lớn so với trẻ sơ sinh bình thường. Người mẹ khi đó cũng mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Ở lần mang thai thứ 2, trong các mốc tuần từ 17 trở đi, người mẹ này không đi khám thai. Phải tới tuần thứ 33,34 cô mới bắt đầu khám lại để chuẩn bị chờ sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc cô đã bỏ qua giai đoạn vàng để kiểm soát lượng đường trong cơ thể cùng những chỉ số quan trọng khác. Cô có đường huyết cao, tiền sử tiểu đường thai kỳ nên lần mang thai thứ 2 này cũng gặp trường hợp tương tự. Đã vậy người mẹ lại không đi khám thai thường xuyên nên không được cảnh báo từ bác sĩ, chế độ ăn uống càng không khoa học.
Theo bác sĩ, để tăng cường dinh dưỡng, phụ nữ mang thai thường hay tiêu thụ một lượng lớn các chất có hàm lượng calo và chất đạm cao khiến cân nặng tăng tuyến tính và lượng đường trong máu tăng cao. Những loại đường này đi vào thai nhi qua nhau thai. Insulin được tiết ra bởi mô tuyến tụy bình thường của thai nhi sẽ chuyển hóa những loại đường này thành chất béo và protein dư thừa. Tất cả khiến thai nhi trong bụng có cân nặng khổng lồ vào thời điểm sinh ra.
Nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thì sau khi sinh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong 3-5 năm tới cao tới 70%, chuyển hóa glucose bất thường cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Trẻ em cũng có thể gặp các vấn đề như lượng đường trong máu thấp và béo phì trong thời kỳ thanh thiếu niên.
Các bác sĩ cảnh báo rằng, kiểm soát chế độ ăn uống là điều cực kỳ quan trọng với phụ nữ mang thai, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Vì vậy, các bác sĩ nhắc nhở, tất cả các mẹ bầu nên chú ý theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khi thấy thai nhi phát triển quá nhanh nên đến bệnh viện tư vấn dinh dưỡng càng sớm càng tốt. Đồng thời mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh cho em bé. khỏi phát triển quá nhanh. Thực hiện đúng cách các bài tập đi bộ, thai sản, yoga cho bà bầu,… để tiêu hao quá nhiều calo và tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
Những nguy cơ khi mang thai to Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta hiện nay là khoảng 3.000 – 3.200g. Đối với các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4.000g trở lên mới gọi là thai to hay thai thừa cân. Ở nước ta, các thầy thuốc sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên con trên 3.500g đã được đánh giá là to. Khi bầu bí, bà mẹ nào cũng cố gắng bồi bổ với mong muốn con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, thực tế thai quá to cũng không tốt cho cả mẹ và bé: - Tăng nguy cơ đột tử thai, sang chấn sản khoa lúc sinh, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu phẫu, hậu sản cho mẹ. - Nguy cơ về sau là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp mạn tính với mẹ. - Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp cho bé. - Nguy cơ bé bị béo phì. - Rối loạn chuyển hóa sau sinh. |