Bà mẹ có 3 con học ĐH Stanford tiết lộ 10 quy tắc “đắt giá” để dạy trẻ thành tài

Trong cuốn “50 điều luật giáo dục” do Trần Mỹ Linh xuất bản có nhắc tới 10 điều quan trọng mà cha mẹ không được làm trong quá trình dạy con. 10 điều ấy nghe qua thì đơn giản nhưng để kiên trì thực hiện thì chẳng dễ dàng chút nào.

Bà mẹ có 3 con học ĐH Stanford tiết lộ 10 quy tắc “đắt giá” để dạy trẻ thành tài - 1

Bà mẹ có 3 con học ĐH Stanford tiết lộ 10 quy tắc “đắt giá” để dạy trẻ thành tài - 2

Vợ chồng Trần Mỹ Linh bên 3 con trai.

Trần Mỹ Linh là cái tên có lẽ hiện tại ít người biết tới. Nhưng vào những năm 1970, cô đã từng là một ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc, thậm chí được đứng chung sân khấu với danh ca Đặng Lệ Quân. Song vào thời điểm sự nghiệp ca hát thăng hoa nhất, cô lại đột ngột rút lui khỏi giới giải trí. 

Cô thường nói với người hâm mộ về lời dạy của cha cô: “Tiền tài như nước chảy, có thể dễ dàng bị mất đi. Ngược lại, nếu có kiến thức trong đầu, không gì có thể làm mai một và nó sẽ theo bạn đến hết cuộc đời. Vì thế, hãy trân trọng những cơ hội học tập khi còn có thể”.

Do đó, Trần Mỹ Linh đã rời bỏ sự hào nhoáng của ánh đèn sân khấu, đi du học để lấy bằng tâm lý học xã hội trẻ em. Năm 1989, cô vào Đại học Stanford, theo học khóa tiến sĩ giáo dục. 

Cho đến năm 2015, cậu con trai thứ 3 của cô cũng theo bước mẹ và 2 anh trai cùng nhập học Đại học Stanford. Khi tin tức được lan truyền rộng rãi đã khiến dư luận xôn xao. Trần Mỹ Linh, lúc này với tư cách là nhà tâm lý học xã hội trẻ em và tiến sĩ giáo dục đã viết một cuốn sách về các phương pháp giáo dục trẻ em để chia sẻ với các bậc cha mẹ.

Trong cuốn “50 điều luật giáo dục” do Trần Mỹ Linh xuất bản có nhắc tới 10 điều quan trọng mà cha mẹ không được làm trong quá trình dạy con. 10 điều ấy nghe qua thì đơn giản nhưng để kiên trì thực hiện thì chẳng dễ dàng chút nào.

1. Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác.

2. Không khen thưởng trẻ bằng vật chất.

3. Chớ nên quy định giờ giấc hàng ngày nghiêm ngặt.

4. Không yêu cầu con đạt điểm cao trong môn học ngoại khóa.

5. Đừng lựa chọn giúp con.

6. Không phản đối con hẹn hò khi học trung học.

7. Chớ mắng con.

8. Không nói dối trẻ nhỏ.

9. Đừng vì bận rộn mà bỏ bê con.

10. Khi con muốn hỏi gì đó, đừng để con phải chờ.

Bà mẹ có 3 con học ĐH Stanford tiết lộ 10 quy tắc “đắt giá” để dạy trẻ thành tài - 3

Bà mẹ có 3 con học ĐH Stanford tiết lộ 10 quy tắc “đắt giá” để dạy trẻ thành tài - 4

Gia đình Trần Mỹ Linh với 3 cậu con trai đều thành tài.

Có thể tóm tắt quan điểm nuôi dạy con của Trần Mỹ Linh thành 3 điểm chính sau đây:

Đầu tiên, tôn trọng trẻ

Cha mẹ đừng đưa ra lựa chọn thay bé trong các vấn đề liên quan đến con. Kể cả trẻ chưa làm tốt thì đó cũng là ý kiến và nguyện vọng của chính con, bạn cần tôn trọng điều đó. Trần Mỹ Linh còn cho rằng, trẻ sẽ có những cảm xúc tích cực hơn khi yêu, miễn là cha mẹ thực hiện giáo dục giới tính đúng đắn và kịp thời. Không cấm đoán con có một mối quan hệ khác giới, chính là tôn trọng bản năng của trẻ. 

Cha mẹ nên coi con như 1 người bạn, chứ không phải vật sở hữu của mình.Trẻ em đều có những quan điểm và suy nghĩ của chính mình, cha mẹ hãy dẫn đường chứ tuyệt nhiên đừng áp đặt. Nên để trẻ tự trải nghiệm cuộc sống theo cách của chúng mà không phải là đi con đường do cha mẹ sắp đặt.

Thứ hai, đừng bao giờ so sánh con với những đứa trẻ khác

Trần Mỹ Linh đưa điều này lên vị trí số 1, cho thấy sự khẳng định, công nhận của cha mẹ với con cái là rất quan trọng. Trẻ em chỉ cần so sánh với chính bản thân chúng, miễn là hôm nay chúng tiến bộ hơn ngày hôm qua, đó đã là sự phát triển tốt. 

Nếu cha mẹ luôn so sánh con mình với các đứa trẻ ưu tú khác, họ sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy ưu điểm và lợi thế của bé. Còn trẻ thì càng ngày càng tự ti, hèn nhát và bóng ma tâm lý ấy chắc chắn còn theo con đến hết cuộc đời.

Thứ ba, sự đồng hành của cha mẹ là rất quan trọng

Trần Mỹ Linh cho rằng cha mẹ không cần lập thời khóa biểu học tập bắt buộc hàng ngày cho con. Bởi bản chất của việc học tập không phải là một công việc vất vả, cần đến sự cưỡng ép. Cha mẹ nên dành thời gian cùng con thảo luận việc học, tìm ra đáp án của bài tập, xây dựng không khí “học mà chơi, chơi mà học”. Lúc ấy ắt con sẽ say mê học tập mà chẳng cần bạn phải thúc giục. 

Trần Mỹ Linh cũng nhấn mạnh việc cha mẹ không nên bỏ bê con cái với lý do quá bận rộn công việc. Bạn cần đồng hành cùng trẻ trong cuộc sống, học với con, chơi cùng con, tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường bé… Điều đó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn trở thành những kỷ niệm ngọt ngào của thuở ấu thơ, luôn in đậm trong tâm trí con tới suốt cuộc đời!