Ngày 22/7 vừa qua, NSND Tự Long vui mừng thông báo bà xã kém 12 tuổi Minh Nguyệt đã hạ sinh bé thứ 3 thánh công. Đăng tải hình ảnh bên "thiên thần nhỏ" trên trang cá nhân, Tự Long còn hạnh phúc làm thơ rất dài gửi tặng vợ con. Em bé thứ 3 được tiết lộ là một bé trai, chào đời nặng 3,3kg.
Bà xã Tự Long sinh con trai thứ 3 vào ngày 22/7 vừa qua.
Dù sinh thường, Minh Nguyệt vẫn nằm viện theo dõi tới 5 ngày. Cho đến hôm nay (ngày 27/7), vợ con Tự Long mới được xuất viện. Trên trang cá nhân, anh đăng tải ảnh bế con và chụp chung với các y bác sĩ để gửi lời cám ơn.
Trong ảnh, "quý tử" nhà Tự Long ngủ ngon lành, trộm vía rất bụ bẫm, đáng yêu. Còn bà xã anh sau sinh còn thừa cân, thân hình tròn trịa nhưng gương mặt vẫn tươi tắn, xinh đẹp. Dưới bình luận, mọi người gửi lời chúc mừng đến vợ chồng Minh Nguyệt và nghệ sĩ Tự Long.
Mẹ con Minh Nguyệt được xuất viện sau 5 ngày.
Đáng chú ý, sau khi sinh bé thứ 3, bà xã Tự Long cho biết cô sẽ tiến hành "kế hoạch hóa", không sinh thêm con nữa. Trên trang cá nhân, Minh Nguyệt tuyên bố: "Đủ nếp tẻ rồi mẹ cháu xin phép dừng cuộc chơi. Hết tuổi đẻ!".
Trước đó, khi tương tác với một người bạn trên mạng xã hội, Minh Nguyệt từng than thở việc sinh nở liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe khá nhiều. "Mỗi một đứa mình lại yếu đi đấy. Lần này tôi thấy mệt và mỏi hơn nhiều, không như trước đi phăm phăm chẳng biết đau mỏi là gì", cô tâm sự.
Bà xã Tự Long nhanh chóng tuyên bố "nghỉ đẻ" sau khi sinh bé thứ 3.
Trong lần mang thai thứ 3 vừa rồi, cô cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là khi Minh Nguyệt bị Covid-19 ngay trong khoảng thời gian mang thai, buộc phải cách ly và điều trị ở nơi xa gia đình. 16 ngày điều trị COVID khi mang bầu là khoảng thời gian tồi tệ, khủng hoảng nhất của cô khi cảm thấy bơ vơ kinh khủng. Đã có những lúc yếu đuối cô òa khóc khi nhìn thấy bác sĩ qua Facetime.
Minh Nguyệt gặp nhiều khó khăn khi mang bầu bé thứ 3.
Đến tháng thứ 7 thai kỳ, Minh Nguyệt lại "hứng trọn combo" khi em bé “đá bóng” không giờ giấc, có thể là 5h sáng hoặc giữa trưa khiến cô không thể ngủ ngon. Ngoài ra, cô tăng cân nhiều khiến cơ thể thay đổi nhiều, trở lên to, béo hơn. Cô còn bị đau đầu, mỏi lưng, đau xương, cáu gắt hơn. Chưa hết, cô còn bị ngứa nổi mụn dị ứng và thời tiết thay đổi thất thường khiến cô còn bị xoang nữa. Những khó khăn của bà xã Tự Long trải qua khi mang bầu khiến nhiều người cũng phải thốt lên “Thế thì ai dám đẻ nữa”.
Cách chăm sóc mẹ sau sinh
Sau nhiều khó khăn, cuối cùng bà xã Tự Long đã hạ sinh con trai suôn sẻ, khỏe mạnh. Thời gian tới, cô sẽ bước vào giai đoạn "ở cữ" và được gia đình tẩm bổ, chăm sóc để bù lại những ngày vất vả mang thai. Sau khi từ bệnh viện về nhà, mẹ vẫn cần có sự chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng xảy ra. Cụ thể như sau:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ).
Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, người thân cần chú ý những dấu hiệu sinh tồn của mẹ như mạch đập, huyết áp và nhiệt độ. Ngay khi có bất thường, mẹ cần được bác sĩ thăm khám.
Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch
Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, thường có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần. Trong thời gian ra sản dịch, mẹ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Số lượng và màu sắc sản dịch cũng cần được theo dõi. Nếu trong quá trình tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn
Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng túi đá lạnh để áp vào vùng tầng sinh môn để giảm sưng, giảm đau. Nếu phù nề, máu tụ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cắt chỉ.
Theo dõi đại, tiểu tiện
Sự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.
Trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu, ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.
Nếu mẹ bị táo bón sau sinh hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.
Chăm sóc bầu ngực
Một vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc bà bầu sau sinh là việc động viên mẹ cho con bú. Mẹ cần biết được tầm quan trọng của việc cho con bú như tránh đầu vú tụt, tắc tia sữa,… Để có đủ sữa cho con, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ. Mẹ nên tập cho con bú theo cữ, và bắt đầu ngay sau sinh.