Trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, đây là thời kỳ quan trọng đối với sức khỏe của bé. Đồng thời, việc cho trẻ ăn thức bổ sung không phải là làm một cách tùy tiện, cần có rất nhiều kiến thức.
Một số bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm cùng với mong muốn con ăn nhiều chóng lớn do đó thường mắt một số sai lầm trong quá trình cho trẻ ăn dặm, vô tình khiến con chậm lớn, ốm vặt.
Cô bé Junjun 7 tháng tuổi cùng cha mẹ đang sinh sống tại Trung Quốc, cách đây vài ngày, bé được phát hiện bị hoại tử đường tiêu hóa và hiện vẫn đang nằm viện, bé gầy gò, nhỏ con, mặt xanh xao.
Nguyên nhân là từ khi Junjun bắt đầu ăn dặm, bà nội lo lắng dinh dưỡng của cháu không theo kịp nên thường hầm canh gà, vịt, hầm xương và các món canh bổ dưỡng khác cho cháu rồi thêm vào cháo ăn dặm, nghĩ rằng có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, thúc đẩy sự phát triển.
Thời gian đầu bé ăn ngon miệng, dần dần mẹ Junjun phát hiện có điều gì đó không ổn, nguyên nhân là bé càng ăn càng sụt cân khiến gia đình lo lắng. Sau đó, mẹ Junjun đưa con đến bệnh viện khám. Tại đây, bác sĩ cho biết rằng nguyên nhân chính là do bé uống quá nhiều dầu lâu ngày nên bị hoại tử đường tiêu hóa.
Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về hậu quả nghiêm trọng do việc cho ăn uống không khoa học. Mặc dù để đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất của bé, từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bổ sung dần thức ăn đa dạng, nhiều loại khác nhau.
Nhưng đa dạng hóa không có nghĩa là bé có thể ăn được tất cả mọi thứ, nhất là khi bé chưa được 2 tuổi, lá lách và dạ dày chưa phát triển hoàn thiện.
Những loại thực phẩm cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dưới 2 tuổi ăn nhiều
Từ sự việc của bé gái Junjun, các bác sĩ Nhi Khoa khuyến cáo, có 6 loại thực phẩm sau đây cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dưới 2 tuổi ăn nhiều, tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dạ dày cũng như sức khỏe của trẻ.
Lòng trắng trứng
Gia vị như muối và đường
Mật ong
Đậu phộng
Các loại hạt
Cơm chan canh
Vậy trẻ dưới 2 tuổi nên ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe?
Để cha mẹ có thể chọn lựa đúng chuẩn nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, dưới đây là danh sách các loại thực phẩm không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển của bé.
Dùng trái cây thay nước ép
Các loại thịt
Quả bơ
Khoai lang
Củ cải đỏ