Một số nghiên cứu cho thấy, kích thước não bộ của trẻ có thể tăng ít nhất 930 gam trong 3 năm đầu đời, tức là đã bằng 80%-85% trọng lượng của não người lớn. Nếu muốn biết bộ não của con có phát triển tốt và thông minh hơn trong tương lai hay không, cha mẹ không cần phải đợi đến khi trẻ đi học mới có thể kiểm chứng.
Trên thực tế, ngay từ khi là trẻ sơ sinh, thông qua một số biểu hiện hàng ngày, cha mẹ có dự đoán chỉ số IQ của con.
Các ngón tay linh hoạt
Trẻ sơ sinh vốn có bản tính tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh thông qua việc cầm nắm hay sờ mó. Lúc này, các ngón tay là bộ phận quan trọng để trẻ khám phá, cho phép trẻ cảm nhận và hiểu thế giới một cách trực quan hơn.
Nếu bé có một đôi tay với khả năng phối hợp linh hoạt thì cha mẹ nên biết rằng con bạn phải thông minh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi ngón tay của một đứa trẻ càng linh hoạt, não bộ càng phát triển mạnh mẽ.
Bởi vì các ngón tay của con người được kết nối chặt chẽ với não bộ, mỗi ngón tay có thể được kết nối với một khu vực cụ thể của não khi nó di chuyển. Điều này được cho là do khi các ngón tay trẻ tiếp xúc với mọi thứ, nó sẽ không ngừng kích thích sự liên kết của các tế bào thần kinh não bộ, tác động rất lớn tới khả năng nhận thức của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh ngày càng nhận thức được những điều mới lạ, trẻ sẽ hứng thú hơn về thế giới xung quanh, ngày càng thích tìm tòi, khám phá, giúp cải thiện IQ một cách tự nhiên.
Vì vậy, các bậc cha mẹ thông thái sẽ có ý thức rèn luyện khả năng linh hoạt của các ngón tay cho trẻ, cha mẹ có thể để trẻ tập tay nhiều hơn, hoặc đơn giản là đưa trẻ một số món đồ chơi nhằm rèn luyện sự linh hoạt của các ngón tay, giúp trí não của trẻ phản ứng nhanh nhẹn hơn, đồng thời vừa giải trí, vừa tăng sự thú vị.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi ngón tay của một đứa trẻ càng linh hoạt, não bộ càng phát triển mạnh mẽ.
Trẻ nói sớm
Ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã có thể nhận thức được ngôn ngữ. Từ 1 đến đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu phát ra nhiều hơn những tiếng động như thở dài, càu nhàu, ọc ọc, khóc ré lên, cười hoặc tạo ra vô vàn những âm thanh khác nhau.
Từ tháng thứ 6 trở đi, năng lực nghe và phát âm của trẻ sẽ tiến bộ rõ rệt, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ các âm tiết đơn giản và bắt chước âm điệu của những người xung quanh. Đa số trẻ có thể nói ra những từ đầu tiên từ khi tròn một tuổi.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh rất nhanh, trẻ có khả năng phân biệt âm thanh và có khả năng bắt chước âm sắc mạnh mẽ, những đứa trẻ như vậy thường do não bộ phát triển nhanh và linh hoạt hơn.
Mỗi em bé sẽ có khả năng và tốc độ phát triển ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Song những đứa trẻ thông minh bẩm sinh dường như hiểu được lời người lớn nhanh, kèm theo biểu hiện nhìn về hướng mẹ bày tỏ mong muốn gọi mẹ hoặc được mẹ bế khi chưa đầy 1 tuổi, đó là một trong những dấu hiệu rõ cho thấy bé thông minh.
Cha mẹ nên hỗ trợ bé bằng cách nói chuyện với bé thật nhiều và tăng cường đọc sách, đọc truyện cho con nghe ngay từ vài tháng tuổi.
Nếu trẻ có khả năng phân biệt âm thanh và có khả năng bắt chước âm sắc mạnh mẽ, những đứa trẻ như vậy thường do não bộ phát triển nhanh và linh hoạt hơn.
Trẻ thích cười
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện, trẻ hay cười có trí thông minh hơn những em bé cùng trang lứa. Đó là bởi bộ não cần khả năng nhận thức và cảm xúc đó. Bé cười sớm là biểu hiện của việc các kỹ năng vận động cao cấp phát triển sớm.
Thông thường, các bé nhanh biết cười và hay cười sẽ trở thành người hoạt bát, lanh lợi. Một số bé sẽ nhạy cảm về mặt cảm xúc và rất dễ cảm nhận thấy những thay đổi ở mọi thứ xung quanh.
Các nghiên khác cũng chỉ ra rằng, những người vui tính có chỉ số IQ cao hơn những người ít hài hước. Đó là bởi bộ não cần khả năng nhận thức và cảm xúc để xử lý tạo ra những tình huống hài hước.
Muốn trau dồi khả năng nhận thức, rèn luyện trí não cho trẻ thực tế không quá khó, mẹ có thể cho bé học theo bộ các bộ sách sách, đồ chơi trẻ em, tăng cường tính tương tác với con mỗi ngày.
Các nghiên khác cũng chỉ ra rằng, những người vui tính có chỉ số IQ cao hơn những người ít hài hước.