Bé trai 2 tuổi xanh xao, ăn mãi không lớn phải đi khám bệnh máu, nguyên nhân hóa ra do “bạn thân”...

Tưởng con ham chơi, lười học dẫn đến thành tích học tập đuối dần, ba mẹ bé Kiệt đã đánh mắng con. Họ không ngờ đến căn bệnh mà bé trai đang mắc.

Hối hận vì đã đánh phạt con

Mới đây, Ths.BS Phạm Minh Triết, nguyên Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã chia sẻ trường hợp bé trai tên Hồ Anh Kiệt bị rối loạn tăng động kém chú ý được điều trị thành công.

Theo người nhà bệnh nhân, lúc học lớp 1 và 2, Kiệt đạt học sinh giỏi. Tuy nhiên, kể từ khi bước sang lớp 3, em bị đuối dần.

Rất nhiều lần bé Kiệt bị cha mẹ đánh mắng vì không chịu học bài. Ảnh minh họa.

Rất nhiều lần bé Kiệt bị cha mẹ đánh mắng vì không chịu học bài. Ảnh minh họa.

“Ban đầu, ba mẹ Kiệt tưởng con lười học, trốn học nên áp dụng đủ mọi hình phạt, từ la hét cho đến dùng roi. Cùng với đó, họ cho con trai dùng các thực phẩm và loại thuốc được cho là có tác dụng bổ não. Mặc dù vậy, tình trạng của bé Kiệt vẫn không cải thiện”, bác sĩ Triết thông tin.

Khi con trai vào lớp 5, ba bé Kiệt được người quen gợi ý nên đưa con đi khám, và trẻ được chẩn đoán rối loạn tăng động kém chú ý, trong đó, thể kém chú ý chiếm ưu thế.

Bác sĩ Triết cho biết, khi nghe kết luận, ba bé Kiệt rất bất ngờ vì lần đầu tiên biết rối loạn này. Lúc đó, anh đã rất hối hận vì tưởng con lười học mà trách phạt. Sau quá trình điều trị, bệnh của bé Kiệt dần khỏi, thành tích học cũng cải thiện rõ rệt.

Căn bệnh nhiều trẻ đang đi học mắc nhưng bị đánh oan

Theo bác sĩ Triết, rối loạn tăng động kém chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh nằm trong những rối loạn tâm lý thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi đi học.

Thống kê tại Mỹ cho thấy, cứ 100 trẻ em thì có khoảng 9 em mắc bệnh này. Tại Việt Nam, một nghiên cứu trên nhiều tỉnh thành trong cả nước cho thấy, cứ 100 trẻ tuổi 6-16 tuổi có khoảng 4 trẻ mắc. Trong đó, bé trai thường mắc nhiều hơn gấp 2-3 lần bé gái.

Th.BS Phạm Minh Triết đang trò chuyện với phụ huynh có con mắc bệnh tâm lý. Ảnh: BSCC.

Th.BS Phạm Minh Triết đang trò chuyện với phụ huynh có con mắc bệnh tâm lý. Ảnh: BSCC.

Biểu hiện của rối loạn tăng động kém chú ý được phân thành 2 nhóm triệu chứng lớn. Đầu tiên là nhóm biểu hiện kém chú ý. Ở biểu hiện này, trẻ thường không tỏ vẻ lắng nghe người khác, có thể quên làm bài tập về nhà, quên sách vở và dụng cụ học tập. Trẻ cũng thường không chú ý vào các chi tiết hoặc hay phạm lỗi do không cẩn thận.

Thứ hai là nhóm trẻ tăng động và bốc đồng. Ở nhóm này, trẻ thường nói nhiều, ngọ ngoậy tay chân liên tục, không thể ngồi yên được lâu và luôn ở trạng thái di động. Cũng có khi trẻ trả lời trước khi câu hỏi kết thúc, khó chờ theo lượt và thường xen ngang vào chuyện người khác.

“Việc đánh giá và chẩn đoán rối loạn tăng động kém chú ý thường phức tạp, cần nhiều thời gian”, bác sĩ Triết nói.

Vị bác sĩ giải thích, khi mắc căn bệnh này, trẻ học yếu hoặc lăng xăng hơn so với các bạn cùng lớp. Những biểu hiện này trùng lắp với những rối loạn khác như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ hoặc khiếm khuyết những kỹ năng học tập. Đôi khi trẻ không mắc rối loạn thật sự mà do những tác động trong cuộc sống gây ra, ví dụ như trẻ chơi game quá nhiều.

Ngoài ra, khi bị rối loạn tăng động chú ý, trẻ cũng mắc kèm một trong các rối loạn hành vi, rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc những rối loạn đề cập ở trên. “Trẻ còn nhỏ, việc đánh giá cần phải có người thân, thầy cô giáo và các chuyên gia nhiều chuyên môn khác nhau”, bác sĩ Triết chia sẻ.

Theo bác sĩ Triết, điều trị tâm lý cho trẻ cần sự phối hợp rất lớn từ người thân. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Triết, điều trị tâm lý cho trẻ cần sự phối hợp rất lớn từ người thân. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Triết, điều trị căn bệnh trên tùy theo độ tuổi của trẻ và mức độ của những biểu hiện. Ở độ tuổi nhỏ hơn 6, điều trị chủ yếu dựa vào can thiệp không dùng thuốc, người thân sẽ trực tiếp đóng vai trò chủ lực. Lúc đó, trẻ chỉ cần được người thân áp dụng những kỹ năng điều chỉnh hành vi nhằm giúp trẻ giảm những hành vi tiêu cực và tăng những hành vi tích cực.

Với trẻ ở tuổi như bé Kiệt, sẽ được điều trị bằng thuốc kết hợp can thiệp tâm lý.

Với trẻ từ trên 12 tuổi trở lên, việc điều trị thuốc đóng vai trò chủ lực. “Đối với một số ít trẻ có biểu hiện ảnh hưởng nặng đến khả năng sinh hoạt và hòa nhập của bản thân, có thể phải sử dụng thuốc sớm hơn. Ngược lại, những trẻ lớn có khả năng kiểm soát hành vi tốt không cần dùng thuốc”, bác sĩ Triết cho biết.

Bác sĩ Triết nhấn mạnh thêm: “Hiện tại, các thuốc điều trị rối loạn tăng động kém chú ý có nhóm kích thần kinh và nhóm không kích thích thần kinh. Cho dù là nhóm nào, tác dụng của thuốc là cải thiện những triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, học tập của trẻ, không phải là thuốc chữa khỏi rối loạn hoàn toàn. Vì vậy, trong phần lớn các trường hợp, việc điều trị thuốc được xem như là điều trị suốt đời và cần có sự tư vấn, theo dõi của bác sĩ chuyên ngành”.

Bác sĩ Triết cũng khuyến cáo, cha mẹ có con trong trong độ tuổi 6-16 tuổi nếu có các biểu hiện tăng động giảm chú ý thì nên đưa con đi khám ở những bệnh viện chuyên khoa, đừng nên la mắng, trách phạt con khi chính bản thân trẻ cũng không rõ vì sao mình làm vậy.  

* Tên bệnh nhi trong bài đã thay đổi.

Bé trai đi học 2 tuần thì 3 lần đánh bạn, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân thì người bố chối ngay vì bí mật này