Bị y tá đuổi theo hỏi một câu, sản phụ mới đẻ được 6 tiếng bất giác đỏ mặt

Mới sinh con xong chưa được bao lâu mà y tá đã tới hỏi câu này, sản phụ bất giác đỏ mặt, khó tránh khỏi có chút bối rối nhưng sau đó cô vẫn thành thật trả lời.

Không chỉ trong quá trình sinh nở mà ngay cả sau khi sinh thì sản phụ cũng có thể phải đối mặt với những tình huống, câu hỏi khá nhạy cảm từ bác sĩ khiến họ xấu hổ. Cách đây không lâu, Tiểu Nam (27 tuổi, sống ở Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh bằng phương pháp sinh thường.

Tiểu Nam và gia đình cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy đứa trẻ bình an chào đời. Thế nhưng, sinh con xong chưa được bao lâu thì sản phụ này lại bị y tá đuổi theo hỏi một câu khiến cô ngượng “chín mặt”.

Bị y tá đuổi theo hỏi một câu, sản phụ mới đẻ được 6 tiếng bất giác đỏ mặt - 1

Câu hỏi bất ngờ của y tá khiến sản phụ ngượng "chín mặt". Ảnh minh họa

Cô đã đi tiểu chưa? Cô có muốn đi tiểu không?”, y tá hỏi. Trước những câu hỏi rất riêng tư này, Tiểu Nam bất giác đỏ mặt, khó tránh khỏi có chút bối rối, không hiểu y tá hỏi mình điều tế nhị đó làm gì.

Tuy nhiên, sản phụ vẫn quyết định phối hợp với các y bác sĩ, thành thật trả lời câu hỏi. Thật may, Tiểu Nam đã đi tiểu rồi nên y tá cũng không hỏi kỹ thêm điều gì.

Trên thực tế, 6 tiếng sau khi sản phụ sinh em bé, hầu hết các y tá cũng sẽ đặt câu hỏi như vậy. Một số sản phụ có thể cảm thấy đây là một câu hỏi rất nhạy cảm và có vẻ vô nghĩa nhưng thật ra vấn đề này có liên quan đến sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, 6 tiếng sau khi sinh, nếu y tá hỏi sản phụ đã đi tiểu hay chưa thì đừng giấu giếm mà hãy trả lời thành thật.

Sở dĩ y tá hỏi như vậy chủ yếu là để xác định xem người mẹ có bị khó tiểu, bí tiểu sau sinh hay không. Bởi lẽ, dù là sinh thường hay sinh mổ thì các cơ quan trong cơ thể sản phụ cũng đều bị ảnh hưởng.

Bị y tá đuổi theo hỏi một câu, sản phụ mới đẻ được 6 tiếng bất giác đỏ mặt - 2

Vì sức khỏe của chính mình, các bà mẹ mới sinh cần tích cực phối hợp trả lời câu hỏi của các y bác sĩ. Ảnh minh họa

Đối với sinh thường, bàng quang và niệu đạo của sản phụ sẽ bị đầu của thai nhi đè lên, khiến bàng quang căng giãn ra và ứ đọng nước tiểu tại đây. Trong những giờ đầu sau sinh, do bàng quang vẫn chưa co lại nên nước tiểu vẫn tiếp tục ứ đọng, khiến sản phụ không thể đi tiểu được.

Đối với sinh mổ, mặc dù không lo bàng quang sẽ bị chèn ép nhưng tác dụng của thuốc gây tê và gây mê sẽ khiến các cơ quan vùng bụng dưới bị mất cảm giác, có thể gây ra hiện tượng bí tiểu, khó tiểu sau sinh.

Mặc dù không nguy hiểm nhưng khó đi tiểu sau sinh có thể ảnh hưởng đến tinh thần của sản phụ cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được can thiệp, điều trị tích cực. Chẳng hạn như:

- Viêm nhiễm bàng quang và thận

- Tổn thương và liệt dây thần kinh bàng quang

- Thận bị tổn thương, thậm chí là suy thận, giảm chức năng của thận

- Trương lực bàng quang bị suy giảm hoặc mất khả năng

Vì sức khỏe của chính mình, các bà mẹ mới sinh cần tích cực phối hợp với các y bác sĩ. Nếu sau khi sinh em bé mà trong vòng 6 giờ vẫn chưa đi tiểu thì sản phụ cũng đừng quá lo lắng. Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm liên quan hoặc áp dụng một số phương pháp để giúp mẹ đi tiểu.

Bị y tá đuổi theo hỏi một câu, sản phụ mới đẻ được 6 tiếng bất giác đỏ mặt - 3

Nếu sau khi sinh 6 tiếng mà vẫn chưa đi tiểu được thì sản phụ cũng không cần phải quá lo lắng. Ảnh minh họa

Để tránh bị bí tiểu sau khi sinh, mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

- Tích cực uống nhiều nước.

- Vận động sớm, không nên nằm lì một chỗ.

- Không nên nín, nhịn đi tiểu khi có cảm giác buồn tiểu do đau rát sau đẻ.

- Tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên.

- Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên, giữ khô, tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để sớm phục hồi sức khỏe sau sinh.

Sinh thường sau sinh mổ, nữ kỹ sư môi trường gặp cái kết bi thảm
Theo Hà Phương (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)