Liang Sicheng và Lin Huiyin là một cặp vợ chồng nổi tiếng ở Trung Quốc. Họ đã có rất nhiều những đóng góp to lớn cho ngành xây dựng của nước này. Tại thời điểm mà họ sống, nhiều tòa nhà nổi tiếng đã được ra đời từ bàn tay của họ. Có thể nói, cả hai vợ chồng đều là những “ngọn núi” sừng sững trong ngành xây dựng. Cả hai đều là giáo sư của Cục kiến trúc Thanh Hoa. Thế nhưng, họ lại thất bại trong việc xây dựng tương lai của chính con mình.
Lin Huiyin gặp chồng mình là ông Liang Sicheng vào năm 1919. Trải qua 9 năm yêu nhau, cả hai kết hôn vào năm 1928. Sau khi kết hôn, họ sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Con gái họ Liang Zaibing và con trai của họ Liang Congjie.
Liang Sicheng và Lin Huiyin là một cặp vợ chồng nổi tiếng ở Trung Quốc. Họ đã có rất nhiều những đóng góp to lớn cho ngành xây dựng của nước này.
Trong suy nghĩ của rất nhiều người, đặc biệt là những gia đình có nền tảng tốt, bố mẹ nào cũng mong muốn con cái được thừa hưởng gen thông minh của mình. Liang Sicheng và vợ không phải là ngoại lệ. Vào thời điểm đó, ngành xây dựng và kiến trúc Trung Quốc mới chỉ sơ khai, hầu như còn chưa có gì. Rất ít những người giỏi giang và thành đạt trong lĩnh vực này như vợ chồng Liang Sicheng và Lin Huiyin. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực này, vì vậy họ đã lên kế hoạch cho cuộc đời của con trai mình - Liang Congjie.
Ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã bắt đầu truyền đạt kiến thức về kiến trúc, không chỉ vậy còn dạy vô số những bài học khác cho con.
Sinh ra trong một gia đình ưu tú, cùng với sự huấn luyện cẩn thận của cha mẹ, con trai ông Liang Congjie cũng phải vật lộn học tập. Cậu bé học rất chăm chỉ, vì vậy thành tích học tập rất tốt từ khi còn nhỏ. Khi Liang Congjie thi vào đại học, cha mẹ ông đã yêu cầu con nộp đơn vào Đại học Tsinghua, Khoa Kiến trúc. Hai vợ chồng Liang Sicheng và Lin Weiyin rất tự tin vào con mình.
Là người tài giỏi, người cha Giáo sư này đã yêu cầu con phải theo đuổi ngành nghề mà mình muốn ngay từ khi còn nhỏ
Và rồi cuối cùng cũng có kết quả của kỳ thi tuyển. Vợ chồng vị Giáo sư này cảm thấy vô cùng xấu hổ khi con mình thi trượt, tồi tệ hơn nữa là con trai thậm chí chỉ đạt 2 điểm. Những người sáng lập ra Khoa Kiến Trúc của Đại học Thanh Hoa lại có con trai chỉ thi được 2 điểm… Đó là nỗi nhục nhã ê chề của họ.
Người mẹ không chỉ xinh đẹp mà cũng nổi tiếng là một tài năng, cô luôn tự hào vào con mình. Do đó, cô không tin rằng con lại không thể đỗ đại học. Lúc đó, cô ấy đã yêu cầu kiểm tra lại bài thi. Sau khi lật lại, cô đã kiểm tra rất nhiều lần và thấy rằng điểm của con trai mình là chính xác. Điều đáng nói là, con trai cô đã viết trong bài thi chỉ vỏn vẹn vài dòng: Tôi không thích kiến trúc, tôi thích lịch sử!
Người con trai của cặp vợ chồng tài giỏi đã thi đại học và chỉ đạt 2 điểm. Nhưng lời mà cậu viết trong bài thi mới khiến bố mẹ sửng sốt.
Câu nói này cũng chạm sâu vào trái tim của những người làm cha, làm mẹ như vợ chồng giáo sư.
Sau sự cố này, Lin Weiyin và Liang Sicheng không bao giờ can thiệp vào cuộc sống và những quyết định của con trai họ nữa. Liang Congjie sau đó được nhận vào Đại học Bắc Kinh với ngành học lịch sử. Cậu cũng đã đạt điểm số xuất sắc trong kỳ thi tuyển.
Sau khi đọc bài thi của con, người mẹ mới hiểu ra đã ép buộc con sống theo một cách mà con không hề mong muốn
Sau đó, anh trở thành giáo viên lịch sử và liên tiếp nhận được rất nhiều những giải thưởng vì được sống với đúng đam mê của bản thân.
Năm 1999, anh thành lập tổ chức bảo vệ môi trường và là người đầu tiên ở Trung Quốc nhận được giải thưởng “Người bạn của thiên nhiên”. Tiếp sau đó anh nhận được các giải thưởng "Giải thưởng Trái đất" do Hiệp hội Nhà báo Môi trường Trung Quốc và Những người bạn của Trái đất Hồng Kông; "Giải thưởng gấu trúc" do Cục Lâm nghiệp Nhà nước cấp.
Mặc dù Liang Congjie không trở thành người như bố mẹ mong muốn mà sống theo cách của riêng mình nhưng anh vẫn là niềm tự hào của bố mẹ.
Nếu đứa trẻ không biết mình muốn trở thành ai, nhiều khả năng chúng sẽ chọn theo theo sự áp đặt của bố mẹ. Một lựa chọn không xuất phát từ nhu cầu, ước mơ và khả năng của bản thân mà từ sự kỳ vọng và sở thích của người khác rất có thể sẽ khiến sau này đứa trẻ đó hối tiếc. Để tránh việc ấy xảy ra, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn cho con, cho con tự do lựa chọn điều mình cảm thấy phù hợp nhất. Đó cũng là lí do, ở nhiều quốc gia có chính sách cho học sinh nghỉ một năm sau khi tốt nghiệp phổ thông, hoặc nghỉ ngắn nửa năm. Trong khoảng thời gian này, trẻ có thể làm việc, tìm một công việc thực tập, làm thêm hoặc tham gia vào khóa học trải nghiệm để suy nghĩ và lựa chọn đúng công việc, nghề nghiệp mà mình yêu thích. |