Bức ảnh chụp trên tàu điện gây bão mạng, hội mẹ bỉm liên tục bình luận về tư thế ngồi của người đàn ông

Nhiều phụ huynh cho rằng cô giáo không nên cho điểm tuyệt đối với bài kiểm tra toán của em học sinh này.

Con khoe được điểm 10 toán tròn trĩnh, mẹ càng xem kĩ bài lại càng thấy hoang mang - 1

Toán học yêu cầu độ chính xác gần như là tuyệt đối bởi chỉ cần sai một con số, một phép tính cũng có thể khiến bài toán bị sai và chuyển sang một hướng khác. Đây cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt nhắc nhở con cái.

Mới đây một bà mẹ có tài khoản P.V chia sẻ bài kiểm tra toán của con học tiểu học khiến nhiều người phải chú ý. Người mẹ này cho biết con lớp 1 khoe được điểm 10 bài kiểm tra toán. Thế nhưng khi nhìn kĩ bài kiểm tra của con người mẹ cảm thấy hoang mang vì con mình làm không hề chính xác tuyệt đối nhưng cô giáo vẫn chấm đúng và cho 10 điểm.

Con khoe được điểm 10 toán tròn trĩnh, mẹ càng xem kĩ bài lại càng thấy hoang mang - 2

Đó là ở phép tính 3 = 6 - 3 nhưng em học sinh đã viết nhầm thành 3 = 6 = 3, phép tính bỗng trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên có lẽ cô giáo vì đọc lướt nên không để ý hết được em học sinh đã đặt phép tính sai nên vẫn cho em điểm tuyệt đối.

Trong khi nhiều người cho rằng lỗi của cô giáo không đáng kể thì số khác cho rằng cô giáo nên chấm đúng thực tế và trừ điểm em học sinh này để em ghi nhớ lỗi của mình và không phạm phải vào những lần sau nữa vì toán học yêu cầu chính xác từng con số, từng dấu phẩy, từng phép tính, thậm chí là từng vị trí các con số.

Không ít phụ huynh khác cũng chia sẻ trường hợp của con em mình cũng từng gặp phải và đặt câu hỏi liệu các cô giáo cũng chưa thực sự chính xác khi chấm bài dẫn đến sự hoang mang, khó hiểu cho các em học sinh. Các trường hợp trên cũng là một bài học lớn phụ huynh cần nhắc nhở con em khi làm toán, không vội vàng, hấp tấp để tránh những sai sót không mong muốn.

Bà mẹ này cũng hoang mang không hiểu sao cô có thể sửa phép tính 5 - 3  3?

Bà mẹ này cũng hoang mang không hiểu sao cô có thể sửa phép tính 5 - 3 = 3?

Vai trò của sự chính xác trong toán học

Sự chính xác trong toán học không chỉ ảnh hưởng đến việc giải quyết bài toán mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, từ khoa học đến kỹ thuật, từ tài chính đến y tế. Trong các lĩnh vực này, một thông số sai lệch có thể dẫn đến những quyết định sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ, trong y học, một liều thuốc không chính xác có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Khuyến khích trẻ chú ý đến chi tiết

Đối với trẻ, việc phát triển thói quen chú ý đến chi tiết là một kỹ năng quan trọng mà phụ huynh có thể giúp con hình thành. Dưới đây là một số cách mà phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ trong việc học toán một cách hiệu quả:

Kiểm tra lại bài làm: Khuyến khích trẻ kiểm tra lại các phép tính và kết quả. Điều này không chỉ giúp phát hiện lỗi mà còn giúp trẻ phát triển thói quen cẩn thận và tỉ mỉ.

Giải thích nguyên lý: Thay vì chỉ dạy trẻ cách thực hiện phép tính, hãy giải thích cho trẻ nguyên lý đằng sau các phép toán. Hiểu sâu về khái niệm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong việc áp dụng.

Tạo môi trường học tập tích cực: Một không gian học tập không áp lực, nơi trẻ cảm thấy thoải mái để đặt câu hỏi và thử nghiệm, có thể khuyến khích trẻ khám phá toán học một cách tự nhiên.

Sử dụng trò chơi và bài tập thú vị: Các trò chơi toán học và bài tập tương tác có thể giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với môn học này. Việc học qua trò chơi không chỉ vui mà còn giúp trẻ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Khen ngợi nỗ lực: Đừng chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, mà hãy khen ngợi nỗ lực và quá trình làm việc của trẻ. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ tiếp tục cố gắng và không ngại mắc lỗi.

Cô giáo giao bài tập điền từ tiếng Việt siêu khó khiến dân tình thi nhau đoán, đáp án gây hoang mang