Chiều con như Quyền Linh, chịu mặc váy, kẹp tóc mái nhảy cùng con gái cực xinh

Cha mẹ cứ nghĩ rằng mình hy sinh cho con cái nhiều như vậy là tốt, nhưng không phải vậy, có những hệ lụy mà họ không thể ngờ tới được nếu cứ tiếp tục nuông chiều con cái mọi thứ.

Con cái là kết tinh tình yêu của cha mẹ, khi một đứa con ra đời, họ vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Không ít người cho rằng con cái cần phải được yêu thương, che chở suốt đời. Thế nhưng, yêu thương không đúng cách vô tình kìm hãm sự phát triển của một đứa trẻ, khiến chúng lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi với tình yêu và sự hy sinh của cha mẹ. 

Mới đây, trên trang Cmoney của Đài Loan đã đăng tải một bài tâm sự của một người có tên là Kim Nhã Duyên. Những lời tâm sự của chàng trai này có lẽ sẽ là một sự thức tỉnh dành cho các ông bố, bà mẹ và những đứa con phải "chịu đựng" sự hy sinh như một lẽ hiển nhiên của cha mẹ mình.

lon len duoi su hy sinh qua muc cua cha me, toi cam thay do la bat hanh cua minh - 1

Cha mẹ cứ nghĩ rằng chăm lo cho con như thế này là tốt. (Ảnh minh hoạ)

"Ở tuổi 70, ông nội tôi đáng nhẽ ra phải nghỉ hưu nhưng ông vẫn miệt mài làm việc. Ông luôn tâm niệm “Ông phải làm việc vì không muốn tạo gánh nặng cho cha mày”. Mục tiêu cuộc đời ông là làm việc chăm chỉ để cho vợ con không phải lo cái đói cái lạnh. Có lẽ ảnh hưởng từ quan điểm sống của cha mình nên cha tôi cũng làm việc quần quật từ sáng tới tối. 

Trong ký ức tuổi thơ, hình ảnh về người cha rất mơ hồ, sáng khi thức dậy thì cha đã đi làm, tối tôi ngủ rồi thì cha mới về. Ngay cả ngày lễ, cuối tuần thì cha vẫn đi làm thêm. Cha bảo rằng ông cần phải làm việc nhiều hơn nữa để con cái có được cuộc sống tốt, sau đó còn phải dư ra chút đỉnh để còn lo cho việc kết hôn của con cái nữa. Cứ như vậy, cuộc đời của ông nội và cha tôi lặp lại hệt nhau và tôi gọi đó là một “thế hệ bánh sandwich”. 

Trong suốt cuộc đời của mình, tôi nhận thấy cha mẹ mình đã hy sinh như thế nào cho con cái. Có vẻ như họ coi sự hy sinh đó giống như là trách nhiệm kể từ khi con cái chào đời. Tình yêu của cha mẹ là vô bờ bến, lúc nào họ cũng nhường những thứ ngon nhất, tốt nhất cho con của mình. Để đổi lại tất cả sự hy sinh đó là gì, họ lại chỉ cần con cái mình học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, ra trường kiếm một việc gì đó làm ổn định, rồi kết hôn, sinh con… Chỉ như thế là đủ.

Đáp lại sự hy sinh của cha mẹ, tôi đã cố gắng học hành chăm chỉ, trở thành một người ngoan ngoãn và không dám làm bất kỳ điều gì khiến họ phải phiền lòng và thất vọng. Mỗi khi làm bài thi không được như kỳ vọng, tôi lại nghĩ về ánh mắt thất vọng của cha mẹ mình. Cứ như vậy, theo thời gian gánh nặng trong lòng tôi ngày càng nặng nề. Tôi và những đứa em của mình lớn lên trong tình yêu thương và sự hy sinh quá mức của cha mẹ như thế. Mỗi khi có điều gì đó khiến họ phiền lòng, họ lại buông ra câu nói: “Con có biết cha mẹ đã làm việc chăm chỉ hy sinh cho con như thế nào không”.

Ban đầu tôi nghĩ bản thân mình cần phải biết ơn cha mẹ, nhưng dần dần tôi lại xem đó là “món nợ tâm lý” mà có thể tôi phải dành cả cuộc đời này để trả nợ. Lớn lên dưới những cha mẹ hy sinh như vậy, gánh nặng trong lòng tôi rất nặng nề. 

Đành rằng cha mẹ yêu thương con mình là điều hiển nhiên, nhưng sự hy sinh không đúng cách như vậy vô tình khiến con cái cảm thấy quá ngột ngạt, lúc nào cũng nặng trĩu trên vai những áp lực vô hình, khiến chúng không thể tự do làm những điều bản thân muốn.

Bản thân tôi nghĩ, con cái cũng có cuộc sống riêng của nó, cha mẹ cũng cần cuộc sống riêng của mình, sự dung hòa lẫn nhau mới tạo nên một mối quan hệ lành mạnh và gắn bó được".

Y tá bế trẻ ra khỏi phòng sinh, 3 kiểu người không nên là người đầu tiên bế bé
Theo Phan Hằng (Báo giao thông)