"Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây?", học sinh trả lời 8 chắc chắn bị điểm 0

Nếu em học sinh nào đưa ra đáp án chính xác như dưới đây chứng tỏ rất thông minh.

Không ít bậc phụ huynh cảm thấy rất mệt mỏi khi dạy con tiểu học làm toán bởi toán tiểu học hiện nay không đơn giản chỉ là các phép tính giống như xưa mà cần đòi hỏi nhiều kỹ năng khác. Mới đây, một bài toán tiểu học gây xôn xao mạng xã hội bởi không ít học sinh, trong đó có cả người lớn đều đưa ra đáp án sai khi quá vội vàng, hấp tấp.

Theo đó, bài toán đưa ra  rắng "Có 23 cây nến đang cháy, thổi tắt 15 cây nến thì hỏi còn lại bao nhiêu cây nến?".

amp;#34;Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây?amp;#34;, học sinh trả lời 8 chắc chắn bị điểm 0 - 1

Với những em học sinh bình thường, chưa thực sự thuần thục các kĩ năng khi làm toán sẽ nhanh chóng cho ra đáp án là 23 - 5 = 8 (cây nến). Đáp án là còn lại 8 cây nến.

Tuy nhiên nếu em học sinh nào đưa ra đáp án là 8 chắc chắn sẽ bị cô giáo chấm điểm 0 tròn trĩnh bởi đó là một đáp án sai.

Với học sinh thông minh sẽ đưa ra đáp án phải là 23 cây nến.

Lý giải cho điều này là việc thổi tắt 15 cây nến chỉ là thổi tắt ngọn lửa còn thực chất cây nến vẫn còn đó. Do đó khi hỏi bao nhiêu cây nến còn lại thì chắc chắn vẫn phải còn đủ 23 cây nến chứ không đơn thuần là thực hiện phép tính trừ để tìm ra đáp án.

amp;#34;Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây?amp;#34;, học sinh trả lời 8 chắc chắn bị điểm 0 - 2

Bài toán trên cũng giống như một số bài toán cũng đã từng gây xôn xao mạng xã hội trước đó.

Đề bài toán: "Có 8 viên socola trong một gói và có 5 gói trên bàn đã được ăn hết. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu viên socola". 20 em học sinh trong một lớp học cùng đưa ra một phép tính 8 x 5 = 40 (viên socola).

Tuy nhiên các em cần phải biết phân tích: Nếu em học sinh nào sáng suốt sẽ thấy được mấu chốt của vấn đề là 5 gói socola "đã được ăn hết". Vậy nên số socola phải là 5 x 0 = 0. Tức là không còn viên socola nào ở thời điểm hiện tại.

amp;#34;Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây?amp;#34;, học sinh trả lời 8 chắc chắn bị điểm 0 - 3

Một bài toán tiểu học khác "gây lú". "Tiểu Minh tham gia một cuộc thi chạy ở trường. Trên đường đua vòng tròn, có 5 người phía trước Tiểu Minh và 5 người phía sau. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu người?".

Một em học sinh đã tư duy và đặt phép tính như sau: 1 + 5 + 5 = 11.

Tuy nhiên, cô giáo cũng đã gạch đáp án 11 đi mà giải thích  "Vì mọi người đang chạy trên một đường đua tròn khép kín, lấy Tiểu Minh làm mốc thì 5 người sau lưng cũng chính là 5 người trước mặt".

Vậy nên, đáp án chỉnh xác phải là 6 người, chứ không phải là 11 người.

Qua đó mới thấy toán học tiểu học là những phép tính không quá lớn nhưng cũng không phải đơn giản mà đòi hỏi sự suy luận, phân tích của học sinh trước khi làm bài. Chính vì thế, để bài toán của mình làm đúng từng bước và cho kết quả đúng, các bậc cha mẹ nên nhắc nhở con:

Đầu tiên con phải đọc kỹ đề bài toán

Việc rèn luyện cho học sinh thói quen xem kỹ đề bài, câu hỏi là một nhiệm vụ đòi hỏi sự chung sức của phụ huynh và thầy cô. Trong quá trình dạy và học, phụ huynh có thể đọc câu hỏi cùng con và chỉ ra các ý chính trong đề, nói chậm để đảm bảo con hiểu rõ câu hỏi, nếu con chưa hiểu thì đọc lại 2-3 lần.

Bố mẹ hướng dẫn cho con đọc kỹ đề bài, xác định cho được đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.

Đặc biệt, khi đọc đề toán, các con cần lưu ý các điểm:

- Hiểu rõ bản chất của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa phải tìm hiểu về ý nghĩa của nó.

- Trong bài toán sẽ có những chỗ cố tình đánh lừa, con cần phải bỏ qua chỗ đó và chỉ chú ý vào những chỗ cần thiết.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lưu ý trẻ nếu phát hiện đề in sai, in mờ, thiếu logic hay có vấn đề gì băn khoăn thì cần hỏi thầy cô giáo ở lớp kịp thời vì đây cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải rèn luyện thêm để tránh các sai sót trong học tập và cả trong đời sống sau này

Tóm tắt đề toán cho gì, yêu cầu gì...

Với hầu hết các đề toán, bố mẹ có thể gợi ý con tóm tắt đề bằng những đoạn thẳng, ngôn ngữ hoặc ký hiệu ngắn gọn để hiểu hơn. Thông qua đó thiết lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm.

Lưu ý khi tóm tắt bài toán hãy cố gắng gạt bỏ những thứ yếu lặt vặt không cần thiết và chỉ tập trung suy nghĩ vào những yếu tố chính của đề toán. Sau đó con tìm cách tóm tắt đề bằng hình vẽ mà con hiểu nhất. Trong trường hợp không thể vẽ được thì dùng ký hiệu, ngôn ngữ... để ghi lại vắn tắt, cô đọng.

Phân tích đề toán theo ý hiểu đã được học

Phân tích là bước mà các con sẽ phải tự đặt câu hỏi cho mình rằng "muốn giải được bài toán này, chúng ta cần biết những gì và cần thực hiện những phép tính nào?" Và trong đó cái gì đã có, cái gì cần phải tìm thêm?

Muốn tìm những cái chưa biết cần phải làm phép tính gì?... Cứ như thế con sẽ dần đi đến kết quả của bài toán.

Giải bài toán và thử lại khi tìm được kết quả

Từ những bước đọc, phân tích đề ở phía trên, các con có thể bắt đầu giải bài toán để tìm ra được kết quả. Tuy nhiên sau khi có kết quả, các con cũng đừng vội kết luận đó là kết quả chính xác mà cần dùng đáp án đó thử lại xem có phù hợp với bài toán hay không. Bên cạnh đó cần kiểm tra các lời giải, phép tính mà con thực hiện phía trên đã chính xác, đủ ý hay chưa.

Ngoài ra nếu con có niềm đam mê, hứng thú với môn toán học thì cũng có thể làm tốt bài toán hơn dù có bất kì trường hợp nào xảy ra. Bố mẹ có thể giúp con có hứng thú học toán:

- Bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cần khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.

- Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ khác nhau và đứa trẻ tiềm năng là khi lớn lên mà nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.

- Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phù hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.

- Bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết.

Con làm toán 2+46 bị chấm sai, phụ huynh đi hỏi thì 100% đều nói: Con sai thật