Vợ bầu nằng nặc đòi chồng giúp xử lý "vùng nhạy cảm", bác sĩ nghe thấy nhíu mày

Mẹ bầu này cảm thấy ngại ngùng khi để người lạ giúp mình cạo lông "vùng nhạy cảm" nên muốn để ông xã làm.

Việc chuẩn bị trước khi sinh con khá phức tạp vì càng chú ý đến tiểu tiết thì càng tránh được nhiều rắc rối. Dù vậy, trong quá trình sinh nở, mẹ bầu không thể tránh khỏi một số tình huống khiến mẹ lúng túng, ngượng ngùng, nhất là đối với những người sinh con lần đầu tiên.

Tiểu Dương là một bà mẹ 9X sống tại Trung Quốc mới mang thai con đầu lòng. Gần ngày sinh nở, cô đã chuẩn bị sẵn sàng từ đồ đạc đến tinh thần, thậm chí còn tham gia các lớp học tiền sản để tập thở, tập rặn khi chuyển dạ. Gia đình Tiểu Dương cũng đặt sẵn gói sinh nở dịch vụ tại một bệnh viện quốc tế và còn chọn nữ bác sĩ thường xuyên thăm khám trong thai kỳ cho cô là người đỡ đẻ. 

Vợ bầu nằng nặc đòi chồng giúp xử lý amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, bác sĩ nghe thấy nhíu mày - 1

Bà mẹ trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi biết bác sĩ nam sẽ đỡ đẻ cho mình.

Vậy nhưng không ngờ Tiểu Dương lại đau bụng, chuyển dạ sớm hơn 1 tuần so với ngày dự sinh và đúng ngày nữ bác sĩ kia đi công tác. Cũng vì vậy mà khi nhập viện, cô rất hoang mang khi nghe tin bác sĩ đang trực và cũng là người sẽ đỡ đẻ cho mình là một bác sĩ nam. Cô cảm thấy rất xấu hổ và còn đòi đổi sang bác sĩ nữ. Các y bác sĩ phải hết lời giải thích rằng không còn ai có lịch trống thì mẹ bầu này mới chấp nhận.

Đến khi lên bàn đẻ, nam bác sĩ nói một câu còn khiến cô hốt hoảng hơn: "Cô đã dọn lông vùng kín chưa, nếu chưa thì nằm xuống để tôi làm giúp rồi chuẩn bị sinh nào". Tiểu Dương nghe vậy lập tức mất bình tĩnh: "Sao lại phải làm vậy bác sĩ? Để chồng tôi làm giúp được không? Hay có y tá nữ nào không?". 

Vợ bầu nằng nặc đòi chồng giúp xử lý amp;#34;vùng nhạy cảmamp;#34;, bác sĩ nghe thấy nhíu mày - 3

Cô còn đòi chồng giúp xử lý lông "vùng kín" trước khi sinh nhưng bác sĩ không đồng ý.

Bác sĩ nghe vậy mới nhíu mày cho biết các nữ y tá đều đang phải làm công việc của mình, còn chồng cô thì càng không thể làm việc này vì chưa có kinh nghiệm sẽ tốn thời gian lại có thể làm tổn thương cho cô. "Đây là công việc của tôi, cô không có gì phải ngại cả. Tôi sẽ làm rất nhanh thôi để còn chuẩn bị sinh không em bé có thể bị ngạt, thiếu oxy", nam bác sĩ giải thích. Lúc này, mẹ bầu trẻ mới đồng ý để bác sĩ giúp xử lý lông "vùng kín" rồi bước vào ca sinh. 

Có nên ''dọn dẹp'' vùng kín trước khi đi sinh? 

Vệ sinh cơ thể trước khi sinh đẻ đúng cách giúp mẹ có được quá trình vượt cạn thoải mái, nhẹ nhàng hơn để chờ đón khoảnh khắc bé yêu chào đời. Nếu không vệ sinh đúng cách, không chỉ mẹ cảm thấy không thoải mái mà sức khỏe của bé cũng có thể bị ảnh hưởng theo vì vi khuẩn dễ bị xâm nhập hơn. 

Trước khi sinh con, mẹ nên tỉa sơ bằng kéo trong trường hợp vùng kín của mình quá rậm rạp. Các chuyên gia cho rằng các mẹ nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày – bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn. 

Hiện nay, cạo lông vùng kín là một trong các bước vệ sinh trước khi lâm bồn bắt buộc ở nhiều bệnh viện. Tuy vậy, vấn đề này đối với không ít các mẹ bầu lại khiến cảm giác không thoải mái, nhiều người hoàn toàn không thích việc cạo lông này một chút nào. Một phần là vì những bất lợi sau khi nhổ bỏ phần lông mu mà mẹ gặp phải như: gây kích ứng da vùng kín, lông mọc nhiều và cứng hơn, tạo điều kiện dễ gây viêm nhiễm.

Nhiều bệnh viện trên thế giới, đặc biệt là Mỹ đã bắt đầu công nhận quan điểm không cần thiết cạo lông vùng kín khi đỡ đẻ hoặc mổ sinh. Nhiều bác sĩ cho rằng họ hoàn toàn có thể giúp sản phụ hoàn thành công cuộc sinh nở mà không cần trải qua bước này. Tại một số bệnh viện, nếu mẹ bầu không muốn cạo lông vùng kín thì sẽ được đề xuất chỉ cạo một nửa phần có liên quan đến rạch tầng sinh môn.

Gái trẻ nguyên tem nằng nặc đòi làm mẹ, bác sĩ hết hồn với lời cô thốt ra
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)