Quan điểm nuôi dạy con cái của thế hệ ông bà cha mẹ xưa và cha mẹ ngày nay cho nhiều điều khác nhau. Một số phương pháp nuôi dạy của ông bà không còn phù hợp với môi trường sống hiện đại, do đó nếu không lưu tâm sẽ vô tình tạo ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chị Lý - một bà mẹ trẻ người Trung Quốc thuộc thế hệ nuôi dạy con kiểu mới, chăm bẵm cho cô con gái từng thứ nhỏ nhất. Trong khi đó, mẹ chồng chị thì có phương pháp dạy con theo thế hệ cũ, mặc dù không đồng ý phương pháp nuôi con "theo kiểu thả rông" của mẹ chồng, nhưng vì bận rộn với công việc nên chị Lý thường gửi con cho ông bà chăm sóc.
Thời gian gần đây, chị Lý phát hiện con gái luôn nói ngứa vùng kín, ngứa mông. Ban đầu chị Lý nghĩ là do muỗi đốt nên đã xịt một ít nước chống muỗi vào người con cho đỡ ngứa.
Nhiều trẻ nhỏ vì không được bảo vệ và chăm sóc kỹ nên dễ bị mắc các bệnh về da. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, vài ngày sau, cô bé bảo rằng vẫn hay ngứa mông, sau khi kiểm tra kỹ, chị Lý phát hiện một số nốt trắng đỏ bất thường. Đến bệnh viện khám, bác sĩ nói rằng cháu bé bị bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng. Chị Lý nghe đến đây thì vô dựng cả tóc gáy, may mắn thay, tình hình không đặc biệt nghiêm trọng, cô bé đã hồi phục từ từ sau khi điều trị.
Nguyên nhân được bác sĩ xác định là do bé không được chăm sóc kỹ về chú ý vệ sinh sạch sẽ, lại thường xuyên "thả rông". Bác sĩ khuyến cáo chị Lý nên chú ý vệ sinh cho con kỹ lưỡng, không chỉ nên mặc quần ngắn, đứa trẻ cần mặc thêm đồ lót bên trong để ngăn côn trùng đốt và các bệnh nhiễm trùng da do ký sinh.
Đồng thời, bác sĩ cũng khuyến cáo các gia đình có con nhỏ nên chú ý những điều sau đây khi chăm sóc con, để tránh các bé mắc bệnh về da hoặc nhiễm ký sinh trùng.
Thực tế, khi nuôi dạy con cái, phương pháp giáo dục của người xưa hay thế hệ nay đều muốn đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, vậy nên đều cần người lớn vệ sinh kỹ lưỡng cho trẻ, chú ý đến việc cho trẻ mặc đồ lót để bảo vệ vùng mông và bộ phận sinh dục là điều mà cha mẹ nên làm.
Khi thấy viêm nhiễm cũng không nên vội cho trẻ bôi thuốc dân gian hoặc uống thuốc tự mua, khiến cho khả năng miễn dịch của trẻ thấp đi. Đừng quên chăm sóc, vệ sinh cẩn thận. Nếu cơ thể không sạch sẽ, miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị suy giảm.
Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng giúp trẻ mạnh khoẻ, phát triển tốt.
Chú ý đến chất liệu đồ lót của trẻ
Trong suốt quá trình bé phát triển từ độ tuổi 0-3 tuổi, cha mẹ cần hết sức lưu ý về thân thể của bé để có thể bảo vệ sức khỏe và rèn luyện những thói quen lành mạnh cho trẻ. Khi đến một độ tuổi nhất định các bé cần phải được quan tâm hơn tới các bộ phận sinh sản trên cơ thể, chính vì vậy mà mẹ cũng cần cho con mặc đồ lót và quan tâm đến chất liệu đồ lót mà bé mặc.
Bởi nếu chọn lựa chất liệu đồ lót không tốt có thể gây một số tác động đến da của bé, làm cho bé ngứa ngáy hoặc có thể nổi mẩn đỏ nếu không hợp. Mẹ nên chọn cho bé loại đồ lót 100% cotton mềm, rộng, thoáng mát, an toàn, thấm mồ hôi.
Cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc đồ lót, không nên để trẻ thả rông để tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Cho trẻ mặc đồ lót bên trong, quần dài bên ngoài
Việc mặc đồ lót có thể giúp cơ quan sinh dục của bé được bảo vệ, phòng tránh tổn thương trong lúc bé vui chơi, chạy nhảy hoặc có thể chỉ đơn giản là giúp vùng da nhạy cảm của bé tránh bị cọ xát với lớp quần áo cứng bên ngoài. Việc bảo vệ không đúng cách có thể sinh ngứa hay, hăm đỏ, rất có thể sẽ sinh ra viêm nhiễm nấm ngứa, rất hại cho bé.
Do đó, trẻ cần mặc đủ cả quần lót bên trong và quần dài bên ngoài để tránh nguy cơ gây bệnh từ môi trường.
Không để trẻ "thả rông"
Nhiều mẹ vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc cho bé mặc đồ lót nên thường cho các bé thả rông, thậm chí không cho bé mặc quần dài bên ngoài. Điều này rất dễ gây nguy hại cho bé.
Với các bé gái thường được mẹ cho mặc váy, đầm, nếu bé không có quần lót, vùng kín sẽ dễ nhiễm khuẩn khi bé ngồi trực tiếp trên sàn nhà. Và khi lớn hơn trẻ sơ sinh một chút cơ quan sinh dục cũng phát triển, mặc đồ lót sẽ giúp bé vui chơi thoải mái hơn mà không lo bị ngại có ai đó nhìn thấy.
Còn với các bé trai, do đặc điểm cơ quan sinh dục nằm “lộ thiên” nên dễ bị va chạm trong lúc di chuyển, chơi đùa, các mẹ cần bảo vệ bé tốt hơn.
Đồng thời, việc trẻ thả rông sẽ làm tăng nguy cơ bị côn trùng đốt hoặc dễ nhiễm ký sinh trùng như trường hợp bé gái ở trên.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con
Vệ sinh sạch sẽ là một trong những cách bảo vệ trẻ tốt nhất, việc vệ sinh giúp trẻ loại bỏ được vi khuẩn sau thời gian bé vui chơi, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.
Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và dạy con vệ sinh đúng cách để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ đạt đến sự phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn và tăng khả năng đề kháng cao hơn. Cha mẹ chú ý nên cung cấp cho trẻ nhiều loại dinh dưỡng khác nhau, để tạo tiền đề cho hệ thống miễn dịch của trẻ.
Không bôi, uống thuốc vội vàng
Cha mẹ lưu ý, không nên cho trẻ bôi thuốc, uống thuốc quá vội vàng khi thấy con có dấu hiệu bệnh viêm nhiễm, trẻ nhỏ uống thuốc bừa bãi dễ dẫn tới việc làm giảm sức đề kháng, đồng thời tạo ra những hệ lụy xấu nếu không chữa đúng thuốc đúng bệnh.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám theo định kỳ
Nhiều bà mẹ chưa có thói quen đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi con mắc bệnh rồi mới cầu cứu bác sĩ.
Việc khám sức khỏe định kỳ ở trẻ nhỏ giúp cha mẹ kiểm soát các nguy cơ gây bệnh cho bé. Đồng thời, có những biện pháp kết hợp với chuyên gia y tế để phòng tránh bệnh kịp thời.
Việc khám sức khỏe định kỳ ở trẻ nhỏ giúp cha mẹ kiểm soát các nguy cơ gây bệnh cho bé.