Mạng xã hội xứ Trung mới đây vô cùng thích thú với câu chuyện con gái 2 tuổi vô tình làm hỏng chiếc điện thoại của mẹ một cách rất đáng yêu. Theo lời kể của người mẹ, sau khi ngủ trưa dậy đã không thấy con gái trong phòng, người mẹ vội vàng chạy đi tìm con thì phát hiện cô bé đang ở trong nhà tắm, tay cầm chiếc điện thoại vừa “được” nhúng nước, còn chưa kịp khô.
Cô bé bắt chước mẹ giặt đồ, đầu tiên là đổ xà bông vào chậu nước.
Thấy con gái lấy điện thoại nghịch trong chậu nước, người mẹ vô cùng tức giận nhưng vẫn kiềm chế, gặng hỏi con đang làm gì vậy? Con gái trả lời mẹ rằng điện thoại của mẹ bị bẩn rồi, con “giặt” giúp mẹ. Cô bé cũng cho bột giặt vào chậu nước, sau đó “giặt” chiếc điện thoại rồi xả lại dưới vòng nước, rửa sạch xà phòng trên điện thoại. Đang tới công đoạn “mang đi phơi” thì bị mẹ phát hiện.
Theo lời kể của người mẹ, cô con gái nhỏ ngồi cạnh quan sát mẹ giặt đồ với vẻ mặt vô cùng hứng thú. Mỗi bước thực hiện từ nhúng đồ vào chậu nước, đổ bột giặt, vò sạch quần áo đều khiến đôi mắt cô bé sáng bừng lên. Dường như quá thích thú công việc giặt quần áo, bé gái nhân lúc mẹ đi vào phòng nghỉ ngơi đã mang ngay chiếc điện thoại của mẹ vào nhà tắm, bắt chước mẹ giặt giũ.
Tất nhiên, chiếc điện thoại mỏng mang của bà mẹ đã không chống chọi được với nước và xà phòng nên đã bị hỏng, nhưng biết được động cơ của con gái trước hành động vô tư của mình, người mẹ chỉ có thể “ngậm đắng nuốt cay” giải thích cho con là “điện thoại không cần phải giặt”, bởi vì nếu giặt có thể sẽ làm hỏng nó.
Bây giờ thì cho điện thoại vào “giặt” thôi.
Câu chuyện sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người không khỏi bật cười thích thú trước sự đáng yêu của bé gái. Một số người khác lại lo lắng cho những thiết bị khác trong nhà của người mẹ, bao gồm máy tính, máy tính bảng, đồng hồ… nếu không ngăn chặn kịp thời cũng sẽ có ngày bị cô con gái nhỏ đem đi “giặt sạch”.
Nhiều người khác lại nói rằng con gái khác với con trai ở chỗ chúng ít nghịch ngợm hơn, lại biết giúp cha mẹ san sẻ công việc trong nhà như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp đồ chơi, tưới cây… rất ngưỡng mộ với bà mẹ này dù hành vi “giúp đỡ mẹ” của cô con gái hơi “tốn kém”.
Xả điện thoại lại với nước cho sạch xà phòng, cô bé sắp hoàn thành việc “giặt đồ” rồi.
Với trẻ, “bắt chước” là điều được khuyến khích, thậm chí người lớn còn tỏ ra thích thú khi trẻ có thể bắt chước giống y một thứ gì đó. Nguyên nhân vì bắt chước chính là điểm then chốt trong quá trình phát triển của bé, là cách bé học các kỹ năng cơ bản nhất, mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, góp phần phát triển trí nhớ và khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Đối tượng được các bé “chọn” để bắt chước không ai khác chính là cha mẹ.
Đối tượng được các bé “chọn” để bắt chước không ai khác chính là cha mẹ. Do đó, ngoài việc “làm gương” cho con để con học được những thói quen tốt, cha mẹ cũng nên phát huy khả năng bắt chước của trẻ để đồng hành cùng bé trong giai đoạn quan trọng này. Do đó, vai trò của cha mẹ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng, dưới đây là những điều cha mẹ có thể dạy con trong giai đoạn này:
Dạy con các kỹ năng chăm sóc bản thân: Cha mẹ cũng có thể giúp bé phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân bằng cách để bé nhìn cha mẹ đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo vào mỗi buổi sáng và động viên bé đứng cạnh làm theo. Cách bé lặp đi lặp lại một điều gì đó bạn nói là để phát triển kỹ năng, dễ hơn rất nhiều so với việc cha mẹ ngồi dạy bé cách đánh răng, rửa mặt bằng lời nói.
Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho con: Khi bé phát triển ngôn ngữ nói của mình, cha mẹ hãy động viên bé nói thật nhiều khi đang bắt chước hành động của cha mẹ. Khi bé bắt chước mẹ nấu canh, hãy hỏi bé xem bé thích bỏ gì vào nồi canh, bé làm món canh này cho ai… Hãy thêm thật nhiều câu hỏi và trò chuyện cùng con để khả năng sáng tạo của bé được phát triển tối đa.
Cho con “mô phỏng” các hoạt động: Hãy sắm cho bé bộ đồ chơi làm vườn, nấu ăn, quần áo để bé làm theo hoạt động mỗi ngày của mẹ hoặc bố. Nếu là bé gái thì việc bắt chước mẹ gọt, rửa rau củ quả bằng những món đồ chơi. Ở đây, não bộ của trẻ được kích thích tối đa, vừa phải vận động trí nhớ để xem mẹ đã từng làm như thế nào, vừa tự sáng tạo ra một cách làm của riêng mình.
Bắt chước các hoạt động nhảy, hát, vẽ: Hát những bài và thực hiện các động tác múa, nhảy… hay vẽ tranh, tô màu sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhận thức và điều khiển hành động của mình. Việc cho con bắt chước các bài hát, điệu nhảy còn giúp bé phát huy khả năng ghi nhớ lời và động tác, âm nhạc và màu sắc còn giúp trẻ kích thích sự sáng tạo và nâng cao tinh thần lạc quan, vui vẻ của con.
Kiểm tra những nội dung con đang bắt chước: Đừng quá bận rộn mà bỏ bê con với chiếc điện thoại hay máy tính kết nối Internet, việc này sẽ khiến trẻ không tránh khỏi nguy cơ tiếp cận và bắt chước những nội dung xấu trên mạng. Nếu buộc phải cho con sử dụng các thiết bị điện tử, cha mẹ hãy thường xuyên kiểm tra lịch sử hoạt động để kịp thời phát hiện những thông tin tiêu cực mà trẻ đang tiếp nhận và học theo.