Điển trai, thông minh và lanh lợi có lẽ là những cụm từ nói không quá dành cho cậu bé Chip - được biết đến khi cùng bố MC Hồng Phúc tham gia chương trình Bố ơi mình đi đâu thế mùa 4. Thế nhưng, đằng sau cậu bé tưởng chừng như khỏe mạnh ấy lại là một hành trình dài mà Chip phải chiến đấu với căn bệnh tim bẩm sinh, cùng với đó là những khó khăn, cực nhọc mà hai vợ chồng nam MC phải trải qua, có thể khiến nhiều ông bố bà mẹ khác bật khóc.
Hình ảnh cậu bé Chip đáng yêu trong Bố ơi mình đâu thế.
Theo chia sẻ từ phía MC Hồng Phúc, ngày mang bầu Chip, dù đi khám định kì đều đặn nhưng bác sĩ không phát hiện ra căn bệnh quái ác mà bé mang trong mình. Mãi đến khi chào đời, Chip có dấu hiệu chuyển tím, tay chân bầm, tim đập nhanh nên MC Hồng Phúc phải bế con vào bệnh viện Nhi Đồng I. Lúc này bác sĩ mới phát hiện bé bị tim bẩm sinh. Thế nhưng, 1 tuần sau bác sĩ bảo cho về không cứu được.
"Tôi không biết diễn tả thời gian đó như nào, có thể nói nó kinh khủng giống như ở địa ngục, ăn gì cũng ăn nhưng không biết người ta đưa gì, luôn nghĩ phải sống để nuôi con. Ngày nào tôi cũng khóc đến mức bệ rạc, quần áo mặc mấy ngày không thay, râu ria chẳng buồn cạo trông thê lương lắm" - ông bố miêu tả cảm xúc của bản thân lúc đó.
Chip đã phải trải qua phẫu thuật tim lúc 6 ngày tuổi, 1 tuổi phẫu thuật lần 2. Song song với đó, nam MC cũng quyết định tạm nghỉ việc để chuyên tâm cùng con đi điều trị bệnh. "Ai chỉ đâu chữa trị được tôi đều đi hết. Nhiều lúc buông xuôi nhưng lại nghĩ “Mình làm được mà, nhà cũng đã bán rồi, mọi thứ làm hết cho con rồi, còn nước còn tát, bao giờ không còn gì nữa thì thôi”.
Từng là đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi ngay từ những ngày mới chào đời thế nhưng con trai MC Hồng Phúc lại được ông trời bù đắp rất nhiều. Cậu bé càng lớn càng điển trai giống bố, thông minh, lanh lợi, nhất là tài ăn nói khéo léo thừa hưởng từ bố.
Bé từng khiến không ít khán giả của Bố ơi mình đi đâu thế yêu thích. Xuất hiện tại Nhanh như chớp nhí, bé Chip còn đem đến cho mọi người cảm giác đây là cậu bé cực thông minh.
Được biết, hồi đầu tháng 1 vừa qua, Hồng Long tiếp tục làm tiểu phẫu nhỏ lần 3 tại bệnh viện Nhi đồng II.
MC Hồng Phúc đã ghi lại hành trình đầy mạnh mẽ của con trai cho thấy được Hồng Long ở tuổi lên 11 có những suy nghĩ rất người lớn. Cậu bé mạnh dạn chào hỏi mọi người và chia sẻ "sợ lắm mọi người ơi. Hôm nay mình mặc bộ đồ rất em bé, thôi kệ đi. Nay trong bệnh viện có ai để ý đâu".
Hình ảnh Chip mạnh mẽ trước cơn phẫu thuật sắp xảy ra.
"Ban đầu mình rất sợ nhưng về sau nghĩ rằng thôi đằng nào cũng phải mổ, mổ sớm thì được về sớm. Với lại Chip cũng muốn được trải nghiệm cảm giác gây mê nó ra sao, lát nữa Chip sẽ nói cho mọi người" - bé Chip không hề tỏ ra sợ sệt trước ca mổ.
Được biết, cậu bé đã phải nhịn ăn suốt 8 tiếng đồng hồ. Sau 2-3 ngày, Chip đã hết đau, tập đi lại và ăn uống bình thường. Cậu nhóc cũng sớm được trở về nhà của mình.
Xuất hiện trong một chường trình truyền hình trước đó, bé Chip tiết lộ bản thân rất yêu thích bóng đá nên mong muốn lớn lên sẽ trở thành cầu thủ bóng đá của đội tuyển Việt Nam.
Ước mơ của Chip lại gặp trở ngại bởi căn bệnh hẹp động mạch phổi từ lúc mới sinh ra. Tuy nhiên, sau lần bị ốm nặng vì đi đá bóng về, cậu bé vẫn không ngừng tin tưởng “Con tin bản thân vẫn có thể chơi đá bóng. Ngày hôm ấy thời tiết không tốt, khiến con bị trúng gió. Sau đó, con xin cô đổi vị trí từ tiền đạo sang hậu vệ để ít phải dùng sức tấn công nhưng con vẫn cảm thấy bản thân là một gánh nặng của đội” - Chip kể lại.
Cũng theo chia sẻ từ diễn viên Quỳnh Phượng - mẹ của Chip, hiện tại Chip đã hiểu rất rõ về tình hình bệnh tật của mình nhưng luôn là đứa trẻ mạnh mẽ, lạc quan.
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. Tần suất bệnh TBS chung trên thế giới là 8 trên 1000 trẻ ra đời còn sống. Nhận biết trẻ có bệnh TBS Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh TBS nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác. Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh TBS như: hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ... Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau: - Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi. - Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn… - Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…). Khi biết con mình mắc bệnh TBS, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm như: đặc điểm tổn thương, diễn tiến của bệnh, cách thức điều trị, nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào tốt nhất để phẫu thuật, cách chăm sóc trẻ tại nhà… để có thể hiểu về bệnh của trẻ nhằm xử trí đúng cách. Chăm sóc trẻ mắc bệnh TBS Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh TBS có thể sinh hoạt, học tập không khác những đứa trẻ khác nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có được sức khỏe tốt. Cha mẹ lưu ý: - Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất. - Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc. - Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng, cần uống kháng sinh khi được làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. - Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật, bởi vì một số bệnh TBS vẫn cần phải theo dõi sau phẫu thuật và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe. Theo Báo Sức Khỏe và Đời sống |