Lần đầu làm mẹ nhưng lại sinh cùng một lúc cặp song sinh, tôi không tài nào cáng đáng nổi. Thời gian ở cữ có mẹ ruột hỗ trợ cũng đỡ được phần nào, nhưng qua giai đoạn đó thì tôi thực sự không còn "chiếc phao cứu sinh" nào nữa. Vật vả với 2 đứa nhỏ đến khi con đủ 1 tuổi, tôi bắt đầu đi làm trở lại. Lúc này dù có phân thân thì cũng khó mà kham nỗi việc vừa làm mẹ vừa kiếm tiền. Tôi đành phải cắn răng bàn với chồng bỏ ra 10 triệu mỗi tháng để thuê bảo mẫu.
Lúc thuê bảo mẫu, tôi cũng đã chọn lọc hồ sơ rất kỹ nên tự tin sẽ tìm được người chăm các con tốt. Công việc hàng ngày của chị ấy là chăm sóc 2 con tôi, từ chuyện ăn dặm, ngủ nghỉ, cho đến chơi cùng bé... Thời điểm chưa trở lại công ty, các con tôi trộm vía đứa nào đứa nấy cũng bụ bẫm vì được mẹ chăm "mát tay".
Ảnh minh hoạ
Những gì tôi chăm sóc con trước đây, tôi đều chỉ dạy lại cho bảo mẫu và căn dặn chị cứ làm y như thế để giữ được sự phát triển, cả về cân nặng lẫn chiều cao cho con. Ngoài sữa mẹ, tôi còn đầu tư cho 2 nhóc tỳ bổ sung thêm sữa ngoài. Các thực phẩm ăn dặm của con cũng do chính tay tôi lựa chọn, mua sắm rồi chất đầy tủ lạnh trong nhà, không thiếu thứ gì.
Nhưng tôi không bao giờ ngờ đến tình huống ngày hôm nay. Kể từ lúc thuê bảo mẫu đến giờ đã được hơn 3 tháng, ấy vậy mà cặp song sinh nhà tôi lại không lên được lạng nào, ngược lại còn có biểu hiện sụt ký. Lúc luận bàn với bảo mẫu về vấn đề này, chị ấy vẫn khẳng định chắc nịch là đã làm theo y nguyên những gì tôi cặn dặn.
Nếu thế thì không có lý do gì các con lại sụt ký, ăn biết bao nhiêu đồ bổ dưỡng, uống sữa đắt tiền mà vẫn không tăng lạng nào. Quá lo lắng về tình trạng này, sáng hôm nay tôi đã quyết định dậy sớm từ 5 giờ để nấu ăn cho các con và chồng trước khi đi làm. Bình thường mọi khi, công việc này sẽ thuộc về bảo mẫu.
Tuy nhiên, vào thời điểm tôi tỉnh dậy và định "lăn" vào bếp thì chết lặng khi phát hiện ra bí mật động trời của người bảo mẫu. Tôi thấy chị ta đang nấu cháo và pha sữa cho các con. Nhưng bình sữa hoàn toàn không nguyên chất, mà đã bị chị ta lén uống đi một nửa. Càng phẫn nộ hơn là sau khi làm ra hành động này, để không bị phát hiện, bảo mẫu đã lấy nước cháo loãng pha vào sữa cho các con tôi uống.
Ảnh minh hoạ
Thì ra đây là cách mà chị ta đã làm bấy lâu nay, và cũng là nguyên nhân tại sao các con tôi đã mấy tháng rồi nhưng cân nặng vẫn "dậm chân tại chỗ", thậm chí còn thụt lùi so với thời điểm được mẹ chăm bẵm trước đây. Quá tức giận, tôi đã không chần chừ mà vạch trần chị ta ngay tại hiện trường.
Biết mình đã bị phát hiện, bảo mẫu hết đường chối cãi. Tôi không giữ được bình tĩnh đã quát mắng chị ta một trận tơi bời, và quyết định đuổi việc chị ngay lúc đó. Sự việc xảy ra đối với tôi là một cú sốc lớn, tôi đã không thể kiềm chế được cảm xúc mà bật khóc trong ân hận. Tôi quả thực là một người mẹ quá tệ khi để 2 con rơi vào hoàn cảnh này...
Tâm sự từ độc giả [email protected]
Pha sữa cho bé bằng nước cháo loãng là sai lầm nghiêm trọng, nhưng lại ít được bố mẹ để ý tới trong quá trình chăm sóc con. Điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé.
Đúng là nước cháo và nước cơm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của trẻ như tinh bột, vitamin B1 và một số khoáng chất. Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này lại không đủ để thay thế cho các thành phần quan trọng trong sữa như protein, lipid, đường, vitamin và khoáng chất đa dạng.
Khi pha sữa với nước cháo loãng, các chất dinh dưỡng bổ sung lẫn nhau, khiến nồng độ dinh dưỡng tăng cao vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ. Điều này có thể gây chậm tiêu, rối loạn hấp thu canxi và các chất khác, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như: chậm tăng trưởng chiều cao, phát triển răng miệng kém, khó ngủ, còi xương và thậm chí suy dinh dưỡng.
Một điểm đáng lo ngại khác là nước cháo không được tiệt trùng như nước uống, do đó có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Rõ ràng, việc pha sữa bằng nước cháo loãng là hoàn toàn không phù hợp và cần được tránh né triệt để.
Ngoài sai lầm trên, có 3 sai lầm khác trong việc dùng nước để pha sữa cho bé mà bố mẹ cần tránh:
- Pha nước nóng với nước lạnh để ra được nước ấm
Một số bậc cha mẹ lại chọn cách pha nước nóng với nước lạnh để có được nước ấm, thay vì dùng nước đun sôi để pha sữa cho con. Tuy việc pha trộn hai loại nước này có thể tạo ra nhiệt độ vừa phải, nhưng đây không phải là phương pháp pha sữa đúng cách.
Việc pha trộn nước nóng và nước lạnh có thể dẫn đến nhiệt độ không đủ cao để đảm bảo vô khuẩn. Nhiệt độ nước không ổn định cũng có thể làm biến đổi một số thành phần dinh dưỡng trong sữa, như protein, chất béo và vitamin. Sử dụng nước pha trộn như vậy không chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của trẻ, mà còn có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa do sự biến đổi các chất dinh dưỡng trong sữa.
- Pha sữa cùng nước hoa quả
Một số gia đình lại có thói quen thêm nước hoa quả như nước cam, chanh, ổi... khi pha sữa cho trẻ. Tuy việc này có thể tăng thêm một số vitamin và khoáng chất, nhưng nó lại gây ra những vấn đề khác. Nước hoa quả thường có tính axit cao, khi trộn với sữa có thể gây ra phản ứng hóa học, làm thay đổi cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của sữa.
Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa cho trẻ, chẳng hạn như ợ nóng, trướng bụng, tiêu chảy do sự mất cân bằng axit-base trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sự biến đổi dinh dưỡng trong sữa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Pha sữa bằng nước khoáng
Thay vì dùng nước sạch đun sôi, một số gia đình lại sử dụng nước khoáng để pha sữa cho trẻ. Tuy nước khoáng có chất lượng tốt hơn so với nước máy, nhưng nó lại có hàm lượng khoáng chất và muối khoáng cao hơn so với nước sạch.
Điều này có thể gây rối loạn điện giải và ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ nhỏ. Trẻ có thể gặp các vấn đề như mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí suy thận nếu sử dụng nước khoáng để pha sữa thường xuyên. Ngoài ra, hàm lượng muối khoáng cao cũng có thể làm trẻ mất ngủ và kích ứng da.