Thường thì mọi người đều cho rằng sản khoa là khu vực chỉ dành cho phụ nữ, vì vậy từ bác sĩ cho đến y tá, hộ sinh đều là nữ giới và không hề có bóng dáng một người đàn ông nào. Tuy nhiên trên thực tế, ngày nay đã có rất nhiều bác sĩ nam làm việc trong sản khoa. Nhiệm vụ của họ cũng giống như bác sĩ nữ đó là giúp các sản phụ sinh nở được mẹ tròn con vuông. Thậm chí, nhiều bác sĩ nam còn rất “mát tay” trong chuyện đỡ đẻ. Song, không phải ông chồng nào cũng cảm thấy thoải mái khi vợ mình bị người đàn ông khác “nhòm ngó”.
Sau khi vợ mang thai, anh Trần (sống ở Trung Quốc) rất quan tâm chăm sóc lo lắng cho vợ yêu. Chính vì thế, cả thai kỳ của bà xã anh trôi qua nhẹ nhàng và cặp đôi đang háo hức đếm từng ngày để được gặp con. Còn 1 tuần mới đến ngày dự sinh thì vợ anh Trần đột nhiên bị gò cứng bụng kèm đau nhẹ. Sợ quá, hai vợ chồng anh liền vội vàng vào bệnh viện khám ngay.
Lòng anh Trần "lạnh" đi khi mường tượng ra cảnh bác sĩ nam "khám trong" cho vợ của mình (Ảnh minh họa).
10 phút sau khi vào phòng sản cấp cứu, vợ anh Trần đi ra và vui vẻ thông báo bác sĩ bảo không có vấn đề gì lớn, cổ tử cung vẫn còn đóng chặt, chưa mở phân nào nên chưa cần nhập viện. Nghe vợ nói vậy, lòng anh Trần chợt lạnh đi vì khi đó ở trong phòng cấp cứu chỉ có một bác sĩ nam duy nhất và anh cũng đã mường tượng ra được bác sĩ ấy khám cho vợ anh bằng cách nào rồi.
Đưa vợ về nhà rồi nhưng vẫn không nhịn được, anh Trần đã hỏi dò vợ xem làm thế nào để bác sĩ kiểm tra được cổ tử cung. Bà xã của anh liền hồn nhiên kể lại cả quá trình “khám trong” của bác sĩ. Càng nghe vợ nói, lòng anh Trần càng dậy sóng. Anh không thể nào diễn tả được cảm xúc của bản thân, chỉ thấy có gì đó cứ trào lên trong cổ họng khi khu vực riêng tư của vợ lại bị một người đàn ông khác “sờ mó”.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng anh Trần vẫn không thể vượt qua được rào cản tâm lý của chính bản thân mình, vì vậy anh không muốn "chạm" vào vợ và càng không biết phải giải thích với vợ như thế nào (Ảnh minh họa).
Từ đó, anh Trần hoàn toàn không chạm vào vợ. Ngay cả khi con được 2 tháng tuổi rồi anh vẫn nhất quyết ngủ riêng và không hề “muốn” vợ một chút nào dù vợ anh đã “bật đèn xanh” từ lâu rồi. Tất cả chỉ bởi vì anh đã không vượt qua được nỗi ám ảnh khi vợ mình bị bác sĩ nam “khám trong”, nhưng anh không biết phải giải thích với vợ như thế nào.
Trên thực tế có không ít anh chồng đã phải chịu nhiều áp lực tâm lý khi biết người khám hoặc đỡ sinh cho vợ mình là bác sĩ nam giống như anh Trần. Song, các anh cần biết một điều rằng bác sĩ nam hay bác sĩ nữ thì trong mắt của họ sản phụ cũng chỉ là bệnh nhân, và họ hoàn toàn tập trung vào nhiệm vụ của mình chứ không hề suy nghĩ đến chuyện gì khác.
Còn “khám trong” là việc bắt buộc các bác sĩ phải làm khi khám cho các sản phụ sắp sinh con. Bởi trong quá trình chuyển dạ, tử cung của mẹ bầu sẽ tạo ra những cơn co thắt, đồng thời từ từ “mở cửa” để đẩy em bé ra ngoài. Vì thế, các bác sĩ bắt buộc phải cho tay vào bên trong âm đạo của sản phụ để kiểm tra độ mở của tử cung, từ đó mới quyết định khi nào thì ca sinh sẽ bắt đầu.
Suy cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là sự an toàn và khỏe mạnh của mẹ bầu và em bé. Do đó, thay vì cảm thấy “mất mặt” khi vợ nằm “tơ hơ” trước mặt bác sĩ nam, các anh chồng nên bình tĩnh, hợp tác với bác sĩ. Đồng thời, nếu vợ xấu hổ, ngại ngùng thì hãy động viên, làm chỗ dựa để vợ yên tâm sinh con. Có như thế, ca sinh nở mới diễn ra suôn sẻ và vợ con bạn mới an toàn mà trở về nhà.