Hai con gái đau ốm liên miên chẳng rõ nguyên do, bố mẹ Sài Gòn sốc khi biết "thủ phạm" nằm ngay trong phòng ngủ

Theo cảnh báo từ các chuyên gia y tế, môi trường sống không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân dễ gây các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.

Dọn nhà rất sạch nhưng bỏ quên một vật dụng

Mới đây, chị Trần Mai (ở TP.HCM) đã chia sẻ hình ảnh chiếc bọc nệm cao su nhà mình bị bụi bẩn bám vào do lâu ngày không được vệ sinh lên một hội nhóm có nhiều cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Chị Mai thừa nhận: “Đúng là mình bất cẩn thật sự”. Chia sẻ này nhận được quan tâm của rất nhiều thành viên khác trong nhóm.

Chị Trần Mai cho biết, vợ chồng chị có hai con gái và cả hai bé thường xuyên bị bệnh về đường hô hấp mà không biết nguyên nhân do đâu. Vợ chồng chị chăm con kỹ, luôn vệ sinh không gian sống sạch sẽ, nhất là dọn dẹp nhà cửa và phòng ngủ. “Tuần nào, tôi cũng thay ga trải nệm, chăn và bao gối cho cả nhà. Tôi không ngờ dưới những lỗ nhỏ trong chiếc bọc nệm này lại dính nhiều bụi đến vậy. Chiếc nệm này là nơi cả gia đình tôi hàn huyên và ngủ mỗi tối”, chị Trần Mai chia sẻ, kèm hình ảnh bụi bẩn từ chiếc nệm nhà mình.

Hai con gái đau ốm liên miên chẳng rõ nguyên do, bố mẹ Sài Gòn sốc khi biết amp;#34;thủ phạmamp;#34; nằm ngay trong phòng ngủ - 1

Lượng bụi mịn hút ra từ miếng bọc nệm nhà chị Trần Mai. Ảnh: NVCC.

Ngày 19/7, con gái chị Mai bị nôn ói, ướt ga trải nệm và tấm bọc nệm. Lúc dọn giường, vợ chồng chị mới thấy tấm bọc nệm quá bẩn nên tháo ra, vệ sinh sạch sẽ. “Chồng tôi phải mất 1 giờ mới hút sạch những mảng bụi bám vào tấm bọc nệm. Bây giờ, tôi đang tự nghĩ, có phải đây là một trong những nguyên nhân khiến hai con mình hay mắc bệnh về đường hô hấp”, chị Trần Mai đặt nghi vấn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh đường hô hấp ở trẻ có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc... Bệnh thường khởi phát bởi một loại virus, sau đó có thể bội nhiễm vi khuẩn, gây nên tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ngoài ra, trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, trẻ nằm phòng điều hòa với nhiệt độ thấp khiến mũi họng bị khô dẫn đến viêm. Nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em sẽ tăng cao hơn khi thời tiết thay đổi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết thêm, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ tăng cao theo chu kỳ hằng năm, đỉnh điểm vào tháng 9 đến tháng 12 khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài yếu tố bệnh theo mùa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.

Hai con gái đau ốm liên miên chẳng rõ nguyên do, bố mẹ Sài Gòn sốc khi biết amp;#34;thủ phạmamp;#34; nằm ngay trong phòng ngủ - 3

Một em bé đang được điều trị bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: BVCC.

Nhà cửa sạch sẽ, trẻ sẽ ít bị bệnh

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, đang làm việc ở một phòng khám tư tại TP.HCM, cho biết từng khám và điều trị cho nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi khi khám cho trẻ xong, bác sĩ Sang luôn dặn cha mẹ phải chú ý dọn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ bởi yếu tố vệ sinh của gia đình quyết định rất nhiều đến tần suất nhiễm bệnh của trẻ.

Theo bác sĩ Sang, bụi bẩn là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị dị ứng, viêm da, hen suyễn… Đặc biệt, bụi này có thể làm cho biểu mô đường thở của trẻ bị tê liệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp.

Bác sĩ Sang chia sẻ về trường hợp một người mẹ cũng phải nhiều lần đưa con đi khám bệnh đường hô hấp. Sau khi nghe bác sĩ cảnh báo, chị đã dọn nhà cửa sạch sẽ. Khi dọn dẹp phòng ngủ, điều làm chị bất ngờ là đã hút một lượng lớn tóc rụng và bụi bẩn từ các vật dụng trong phòng vào máy hút bụi, nhất là ở chiếc thảm chùi chân.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa...) đã gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Theo số liệu thống kê, trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên 4 - 6 lần trong một năm. Khi tái đi tái lại căn bệnh này nhiều lần, trẻ có thể bị suy giảm sức khỏe, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Hai con gái đau ốm liên miên chẳng rõ nguyên do, bố mẹ Sài Gòn sốc khi biết amp;#34;thủ phạmamp;#34; nằm ngay trong phòng ngủ - 4

Gối, chăn, nệm ga trải nệm... là các vật dụng chứa rất nhiều vi khuẩn nếu không thường xuyên được giặt sạch. Ảnh minh họa.

Vì vậy, các bác sĩ lưu ý, cha mẹ cần tạo cho con một không gian sống sạch sẽ, từ đó giảm bớt bệnh cho trẻ bằng cách:  

- Mở hết cửa sổ tận dụng luồng gió tự nhiên và ánh sáng tự nhiên cũng là một cách khử trùng không gian sống hiệu quả.

- Diệt hết nấm mốc trần nhà, gầm tủ… nhất là các vị trí, vật dụng trẻ thường xuyên đến gần và tiếp xúc.

- Cần vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ. Giặt hết chăn, ga của bé bằng nước sôi mỗi tuần 2 lần vì sữa, thức ăn… đổ lên, nếu không được giặt sạch sẽ dễ khiến vi khuẩn phát triển.

- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.

- Người lớn không hút thuốc. Trong trường hợp hút thuốc từ bên ngoài rồi ôm trẻ cũng có khả năng lây bệnh hô hấp cho bé, vì đàm nhớt của người hút thuốc rất nhiều vi khuẩn.  

Đồ vật trong phòng ngủ bẩn hơn bồn cầu 1.000 lần, nếu bạn ngủ không ngon hãy kiểm tra nó