Phương pháp và quan điểm nuôi dạy trẻ ở các nước phương Đông và phương Tây có nhiều sự khác biệt, tương tự như vậy, ở Việt Nam, một bộ phận các bậc cha mẹ yêu thích và lựa chọn dạy con theo hướng phương Tây nhưng có phụ huynh vẫn theo quan niệm xưa cũ. Điều này được nhắc đến ở nhiều khía cạnh khác nhau như ăn, ở, mặc, đi lại...
Nguồn video: Duongkhactuan...
Mới đây, một đoạn clip về sự khác biệt này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên mạng xã hội Tik Tok. Cụ thể, video được ghi lại bởi một tài khoản mạng xã hội có tên duongkhac... với không gian là tại một sân bay có rất đông người đang ngồi ở vị trí ghế chờ sảnh.
Một tình huống bất ngờ xảy ra đó là trong khi một gia đình 4 thành viên bao gồm bố mẹ và 2 đứa trẻ phương Tây. Khi người mẹ đang mải làm việc bằng máy tính, người bố không làm gì cả chỉ ngồi quan sát thì hai đứa trẻ rất ngoan ngoãn ngồi yên trên băng ghế để đọc những cuốn sách của chúng.
Ảnh cắt từ clip
Phía đối diện bên kia cũng là những gia đình có 2 đứa trẻ là người Việt Nam, hai đứa trẻ cũng ngồi ngoan ngoãn trên băng ghế chờ nhưng thay vì đọc sách như trẻ phương Tây thì mỗi đứa trẻ được cha mẹ cho sử dụng một chiếc điện thoại để xem chương trình mà bé yêu thích.
Ảnh cắt từ clip
Sự khác biệt hoàn toàn giữa 2 đứa trẻ ngoại quốc và 2 đứa trẻ Việt đã thu hút sự chú ý của người quay clip và chia sẻ lên trang mạng xã hội của anh. Lập tức đoạn video thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, bên cạnh đó là những tranh cãi trái chiều.
Họ cho rằng hành động của trẻ phản ánh cách giáo dục của cha mẹ chúng và phản đối việc 2 đứa trẻ này nói riêng và nhiều trẻ em Việt nói chung được cha mẹ cho sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh từ quá sớm, gây những ảnh hưởng không hề tốt.
- Cháu mình bị rồi loạn phổ tự kỉ, giảm chú ý vì xem điện thoại quá nhiều, học can thiệp rất cực và tốn kém, mọi người nên chú ý cẩn thận nhé không đùa được đâu.
- Tôi công nhận, trong những chuyến đi xa, công tác, du lịch, gặp gia đình người nước ngoài đa phần thấy trẻ con tô, vẽ, đọc truyện tranh.
- Nói chứ cha mẹ không có thói quen đọc sách thì con cái khó mà hình thành được thói quen này từ sớm. Khi nó đã quen với điện thoại mà đùng cái bắt con đọc sách thì có trời mới bắt con đọc được.
- Cha mẹ ông bà như nào thì con cháu y vậy thôi. Trẻ con thói quen tập tính phần lớn là do môi trường, dạy dỗ.
Số khác dành lời khen ngợi cho cách nuôi dạy con hạn chế sử dụng điện thoại của người phương Tây.
- Xác nhận nha, con nít Tây nó không chơi điện thoại, con chị tôi lai Tây nó còn không biết chơi điện thoại.
- Đi kid cafe, thấy Tây họ chơi và giải thích cho con từng chút 1 luôn á, không hề đụng vô điện thoại.
- Tôi làm với sếp Thuỵ Sỹ, ông quản con rất chặt. Cho xài ipad, cho xài chơi game trong khoảng thời gian nhất định trong tuần.
- Đợt mình đi tàu gặp 2 bé người nước ngoài trên tay lúc nào cũng cầm sách đọc và rất yên lặng không hề cầm điện thoại luôn ấy....
Tuy nhiên một bộ phận khác lại cho rằng dù trẻ đọc sách hay sử dụng điện thoại thì mỗi thứ sẽ mang lại những lợi ích riêng cho trẻ. Cũng từ đó, định hướng tương lai của trẻ sẽ khác biệt chứ không hoàn toàn "độc hại".
Thực tế, nhìn chung việc trẻ sử dụng điện thoại cũng không hoàn toàn là "độc hại", quan trọng các bậc cha mẹ nên có những quy định khi cho trẻ sử dụng điện thoại để có thể giúp con giải trí mà không bị lệ thuộc quá nhiều.
ĐẶT RA QUY TẮC RÕ RÀNG
Bố mẹ nên giao tiếp với con cái và đặt ra một số quy tắc rõ ràng. Những quy tắc này có thể bao gồm thời gian sử dụng điện thoại di động, dịp sử dụng, mục đích sử dụng.
Ví dụ, trẻ chỉ được sử dụng điện thoại di động một giờ mỗi đêm và có thể sử dụng ở nhà chứ không được dùng ở trường. Những quy tắc này nhằm hạn chế việc trẻ dùng điện thoại di động, cũng như giúp trẻ hiểu cuộc sống luôn cần những quy tắc, kỷ luật.
SỬ DỤNG ĐÚNG CÁCH
Hãy hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại di động đúng cách, bao gồm cách bảo vệ mắt, cách chọn ứng dụng phù hợp, cách bảo vệ quyền riêng tư,... Kiến thức này không chỉ có thể nâng cao nhận thức của trẻ, về điện thoại di động mà còn tránh được một số rủi ro an toàn tiềm ẩn.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, mẹ nên thảo luận với trẻ và giải thích rằng sử dụng điện thoại di động không nên chiếm quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các hoạt động khác như học tập, thể dục, giao tiếp xã hội và giấc ngủ.
CÀI ĐẶT PHẦN MỀM KIỂM SOÁT
Bố mẹ có thể cài đặt một số phần mềm kiểm soát như khóa giới hạn thời gian sử dụng, hạn chế quyền truy cập của vào một số ứng dụng nhất định.... Những phần mềm này có thể giúp phụ huynh kiểm soát việc trẻ sử dụng điện thoại di động và bảo vệ sự an toàn của con.
Quan trọng nhất, việc sử dụng phần mềm kiểm soát chỉ là một phần trong quá trình hướng dẫn và giáo dục trẻ về việc sử dụng điện thoại di động. Bố mẹ cần tiếp tục thảo luận và giải thích cho trẻ về lý do tại sao cần có các giới hạn và quy định.
TẠO MỐI QUAN HỆ TIN CẬY
Bố mẹ nên xây dựng mối quan hệ tin cậy, giao tiếp, hiểu nhu cầu và tôn trọng quyền riêng tư của con. Điều này cho phép trẻ chấp nhận về mặt tâm lý sự kiểm soát và quy định của bố mẹ.
Qua việc thiết lập một môi trường gia đình hỗ trợ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm và tự tin trong việc tuân thủ các quy định và đồng thời phát triển một tư duy tự chủ, trách nhiệm đối với việc sử dụng công nghệ.
Bố mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động có lợi khác như thể thao ngoài trời, đọc sách, học các kỹ năng mới,... Những hoạt động này khiến trẻ mất tập trung vào điện thoại di động, nuôi dưỡng sở thích và thú vui, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể.
Các hoạt động như đạp xe, bơi lội, bóng đá, võ thuật, vẽ, múa... cũng là gợi ý tốt. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn rèn kỹ năng xã hội và tạo ra cơ hội để trẻ tương tác và kết nối với bạn bè.
LÀM GƯƠNG CHO CON
Bố mẹ nên làm gương cho con, không nên phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại di động, hãy cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời, sinh hoạt gia đình,... để hình thành lối sống lành mạnh.
Việc kiểm soát việc trẻ sử dụng điện thoại di động là rất quan trọng. Bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp như đặt ra các quy tắc rõ ràng. Thông qua các biện pháp trên, dưới sự hướng dẫn của phụ huynh, trẻ có thể được giúp sử dụng điện đúng cách, đồng thời đảm bảo được sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bên cạnh đó, cần tích cực rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ nhỏ vì nó mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.
Ảnh minh họa
Trẻ được rèn luyện thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng phát triển khả năng học tập lâu dài của trẻ và hình thành thái độ tích cực đối với việc học. Theo một số nghiên cứu, trẻ em được làm quen với việc đọc sách từ sớm có thành tích học tập tốt hơn trong tất cả môn ở cấp tiểu học cho đến đại học.
Trên thực tế, trẻ nhỏ chưa biết phải đọc từ trái sang phải, hoặc phải tiếp nhận các từ ngữ khác biệt với hình ảnh minh họa. Đọc sách sớm sẽ giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết này. Cùng với việc đọc hiểu, trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ.
Đọc sách giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp và tư duy tốt hơn. Việc chứng kiến cách giao tiếp của các nhân vật trong câu chuyện, cũng như qua tiếp xúc với bố mẹ trong thời gian đọc sách giúp bé học được các kỹ năng giao tiếp quý giá, cũng như sử dụng đúng từ ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể trước khi đến tuổi đi học.
Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ đọc những cuốn sách giúp trẻ học hỏi có thể kể đến như sách về con vật và các âm thanh chúng tạo ra, về một chủ đề như ôtô, truyện cổ tích, những trải nghiệm của bé hàng ngày, hoặc những cuốn sách có hình nổi tự bung lên khi mở các trang sách.