Trong một số trường hợp, phụ huynh bắt buộc phải hút mũi cho con. Việc hút mũi đúng cách và nắm được một vài lưu ý cần thiết sẽ giúp ích cho cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt hơn.
Ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không biết cách để khạc ra đờm. Nên lúc này hút mũi là việc cần thiết để đảm bảo sự thở cho trẻ. Nên hút mũi cho trẻ trong các trường hợp sau: Trẻ còn nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở nhưng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm ra ngoài
(Ảnh minh họa)
1. Cách hút mũi cho bé bằng ống bơm hút mũi
Đây là loại dụng cụ cực kỳ dễ để sử dụng. Nhưng các loại ống bơm hút mũi thường được thiết kế để sử dụng một lần. Vì thế nếu cần sử dụng lâu dài thì cha mẹ nên cân nhắc dùng dụng cụ khác.
Hướng dẫn sử dụng ống bơm hút mũi cụ thể như sau:
Bước 1: Làm ẩm và lỏng các chất nhầy
Đặt đầu trẻ nằm nghiêng 1 bên rồi nhỏ từ từ 1 -2 giọt dung dịch nhỏ mũi vào mũi, cố gắng giữ chất lỏng trong mũi trẻ khoảng 10 giây.
Nhỏ 1,2 giọt nước muối mỗi bên mũi
Khi dung dịch nước muối được đưa vào mũi bé, mẹ nên giữ đầu con thấp hơn chân. Tiếp theo thì chờ từ 1-2 phút. Nếu bé vẫn còn thở khò khè thì lặp lại việc nhỏ nước mũi.
Bước 2: Hút mũi bằng ống bơm
Sau khi bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài, mẹ đặt đầu ống bơm trước mũi bé sao cho mũi bị bịt kín. Tiếp theo thì nhẹ nhàng thả tay cầm để hút chất nhầy ra. Cần lưu ý không nên cho đầu ống bơm đi quá sâu vào bên trong mũi, tránh gây tổn thương.
Khi cho ống bơm vào mũi bé, mẹ không nên đưa quá sâu để tránh gây tổn thương
Trước khi tiếp tục hút mũi cho bé ở bên còn lại, mẹ cần làm sạch hết chất nhầy trong ống bơm trước. Để đẩy hết dịch bẩn ra ngoài, mẹ bóp mạnh rồi dùng nước hoặc giấy để rửa hoặc lau phần ống. Sau đó thực hiện hút bên mũi còn lại.
2. Cách hút mũi cho bé bằng dụng cụ chữ U
Loại dụng cụ này được thiết kế có một đầu để đưa vào mũi của bé, một bầu đựng chất dịch chảy ra và một đầu có dạng dẹt hoặc ống thẳng để ba mẹ có thể dùng miệng tạo lực hút khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
Bước 1: Làm ẩm và lỏng các chất nhầy
Đầu tiên bạn hãy nhỏ (hoặc xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra.
Bước 2: Cho bé nằm nghiêng
Bạn để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé rồi hút.
Bước 3: Hút mũi
Mẹ đặt đầu vòi lớn hơn vào mũi con. Đầu thon của dụng cụ sẽ được nối với một ống hình trụ dài - nơi chứa chất nhầy sau khi được hút ra từ mũi.
Mẹ đặt đầu còn lại của dụng cụ lên miệng và hút. Phụ thuộc vào lực hút mà chất nhầy sẽ ra nhiều hoặc ít. Vì dụng cụ có thiết kế đặc biệt, đảm bảo không bị hút chất nhầy ở mũi vào miệng nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Sau khi thao tác xong, giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Trẻ có thể có dấu hiệu muốn nôn ói, nhưng những lần sau bé sẽ quen dần và nước mũi sẽ được hút ra. Sau hơn 10 giây, mẹ dùng tăm bông hoặc giấy khô mềm xoắn lại và nhẹ nhàng đưa vào lau khô mũi cho bé
Mẹ đặt đầu vòi lớn hơn vào mũi con, đầu còn lại mẹ đưa vào miệng và hút
Những lưu ý khi hút mũi cho bé
Vì niêm mạc mũi của bé rất dễ bị tổn thương nên nếu hút mũi cho trẻ, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Trước khi hút mũi
- Cần có chỉ định của bác sĩ: phụ huynh chỉ hút mũi cho con khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng việc hút mũi vì nó có thể gây tổn thương rất nhiều cho niêm mạc mũi họng của trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ: trước khi hút mũi cho trẻ, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng. Ngoài ra cũng phải vệ sinh dụng cụ hút mũi thật sạch sẽ.
Trong khi hút mũi
- Thực hiện thao tác nhẹ nhàng: tất cả các thao tác vệ sinh mũi cho bé phải thật nhẹ nhàng. Nhất là khi sử dụng ống bơm vì nó có thể gây chảy máu, sưng mũi làm cho trẻ bị khó thở.
- Không thực hiện quá 2-3 lần/ngày: nếu lạm dụng việc hút mũi quá 2-3 lần/ngày thì có thể làm cho thành mũi của trẻ bị mỏng đi. Phù hợp nhất là rửa mũi cho con trước khi ăn và khi bé còn thức.
Mẹ chỉ nên thực hiện hút mũi cho con từ 2-3 lần/ngày.
Sau khi hút mũi
- Vệ sinh lại dụng cụ: sau mỗi lần hút mũi, tất cả các bộ phận của dụng cụ cần phải được làm sạch bằng xà phòng, nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Cho bé đi khám nếu không đỡ: sau 3 ngày hút mũi, nếu mẹ để ý thấy tình trạng không có tiến triển thì nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa. Rất có thể bé bị viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Nếu sau 3 ngày hút mũi mà tình trạng bé không đỡ thì phụ huynh phải đưa con đi khám bác sĩ.