Trẻ sơ sinh còn rất xa lạ với thế giới này, đối với bé còn nhiều ẩn số mang đến sự lo lắng, cái ôm, cái vuốt ve ấm áp của cha mẹ mang lại cảm giác an toàn, cũng là sự trao đổi tình cảm.
Khoa học đã chứng minh, đặc biệt đối với những bé trước 3 tuổi, khi được đáp ứng nhu cầu tâm lý và cảm xúc, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực tế, cha mẹ trao cho trẻ nhiều cái ôm là một phương pháp nuôi dạy con cái hiệu quả cao, mang đến nhiều lợi ích tốt cho quá trình phát triển của trẻ.
Có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chuyên gia tâm lý Hồng Lan đến từ Trung Quốc đã đề xuất rằng khi trẻ dễ xúc động và khóc, ôm con nhiều hơn sẽ có lợi cho sự phát triển của não bộ.
Một nghiên cứu gần đây từ bệnh viện Nationwide Children’s Hospital ở Ohio, Mỹ kết luận rằng một đứa trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí não càng phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những em bé sinh non phản ứng lại những tín hiệu tình cảm và cử chỉ yêu thương của người thân ít hơn các bé sinh đủ tháng, cha mẹ hoặc nhân viên bệnh viện ôm ấp nhiều hơn sẽ có sự phản ứng não bộ mạnh mẽ hơn.
Theo nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nathalie Maitre, những động chạm cơ thể đơn giản hoặc đu đưa bé trong vòng tay bạn cũng sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn trong sự phát triển của bộ não trẻ.
Khoa học đã chứng minh rằng một đứa trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí não càng phát triển.
Khi ôm và những cái vuốt ve, vỗ về nhẹ nhàng, những lời nói nhẹ nhàng của cha mẹ có thể xoa dịu cảm xúc của bé. Sự kích thích của việc ôm sẽ huy động các tế bào thần kinh liên quan trong não để quản lý cảm xúc một cách hợp lý.
Hầu hết cha mẹ đều có kinh nghiệm này, khi con quấy khóc thì bế con lên vỗ về, trẻ sẽ mau hết khóc và bình tĩnh trở lại. Việc được ôm ấp trong vòng tay của cha mẹ cũng rất thư giãn, vì nhu cầu tình cảm của bé được đáp ứng kịp thời, và cái ôm làm cho cảm xúc được xoa dịu.
Ôm nhiều hơn sẽ tạo cảm giác an toàn cho bé
Khi còn là một bào thai, sống trong nước ối trong tử cung mẹ, em bé cảm thấy được bao bọc bởi hơi ấm và quen với sự an toàn này.
Sau khi sinh, chân tay và cơ thể bị tách khỏi tử cung ấm áp ở môi trường bên ngoài, cảm giác an toàn giảm đi, do đó lo lắng và hồi hộp là điều khó tránh khỏi. Theo nghiên cứu, hành động chạm vào một người hoặc một đồ vật vô tri vô giác dù chỉ trong giây phút ngắn ngủi cũng có thể làm dịu đi sự lo lắng và sợ hãi.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được ẵm trọn trong vòng tay của cha mẹ, sẽ tạo cảm giác an toàn hơn cho bé. Việc bế em bé thường xuyên sẽ đánh thức cảm giác bé còn trong bụng mẹ, mang lại cho bé cảm giác an toàn tuyệt vời và yên tâm hơn.
Vì vậy, cha mẹ có thể tăng cường cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách ôm con hoặc nắm tay con, sự đụng chạm của cha mẹ sẽ giúp trẻ bình tĩnh, vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được ẵm trọn trong vòng tay của cha mẹ, sẽ tạo cảm giác an toàn hơn cho bé.
Tăng cường hệ miễn dịch, phát triển cơ thể lành mạnh
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon chỉ ra rằng, những người ôm người khác thường xuyên hơn thì ít bị cảm lạnh hoặc nhiễm các loại vi rút khác. Hơn nữa, những người này dù có bị cảm lạnh thì các các triệu chứng ít nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã tìm ra rằng trẻ thường ngừng lớn theo tốc độ bình thường nếu thiếu đi sự tiếp xúc của các giác quan, đặc biệt là ôm, dù có được bổ sung vitamin và những dưỡng chất cần thiết khác thường xuyên.
Nguyên nhân là hormone oxytocin được tiết ra khi ôm. Loại hormone này mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cơ thể con người và kích thích phát triển là một trong số đó. Khi nó được tiết ra, nó cũng giúp tăng tiết các loại hormone phát triển khác, các loại hormone thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ.
Việc được ôm ấp trong vòng tay của cha mẹ cũng rất thư giãn, vì nhu cầu tình cảm của bé được đáp ứng kịp thời, và cái ôm làm cho cảm xúc được xoa dịu.
Ôm nhiều hơn, tăng cường mối quan hệ cha mẹ - con cái
Những cái ôm không chỉ đem lại nhiều lợi ích về tinh thần và sức khỏe cho trẻ mà lợi ích lớn nhất của những cái ôm là giúp củng cố sợi dây liên kết trong gia đình, giúp trẻ cảm thấy có thể tin tưởng, gắn kết hơn.
Oxytocin giúp làm giảm cảm giác sợ hãi và tăng sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tin những người khác. Nó cũng làm tăng cảm giác an toàn ở trẻ và củng cố mối liên kết giữa cha mẹ và con.
Hơn nữa, những cái ôm cũng làm tăng cảm giác an toàn gắn bó của trẻ, điều này cũng giúp phát triển tình cảm gia đình bền chặt.
Trong quá trình nuôi dưỡng, nếu cha mẹ tăng sự tương tác, thường xuyên chơi với trẻ, ôm ấp trẻ, giữ trẻ trong vòng tay là những điều rất quan trọng để phát triển cả về cảm xúc và thể chất cho trẻ.
Việc thể hiện tình cảm yêu thương là một cách dễ dàng để trẻ tăng cường phản ứng não bộ của trẻ và nâng cao các khả năng tương tác xã hội sau này.
Nếu cha mẹ tăng sự tương tác, thường xuyên chơi với trẻ, ôm ấp trẻ, giữ trẻ trong vòng tay là những điều rất quan trọng để phát triển cả về cảm xúc và thể chất cho trẻ.