Như chúng ta đã biết, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Ví dụ, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày, đây cũng là giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh nhất, trẻ ngủ càng nhiều thì càng phát triển nhanh hơn.
Ngủ ngon không chỉ khiến trẻ cao lớn mà còn khiến não bộ của trẻ phản ứng nhanh và trở nên thông minh hơn. Ngược lại, nếu trẻ ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết hormone tăng trưởng, cản trở tăng chiều cao, đồng thời ảnh hưởng đến việc học và phát triển trí não về sau.
Muốn trẻ ngủ ngon, ngoài việc cho trẻ ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm, điều quan trọng hơn là tránh làm những việc có hại đến giấc ngủ của trẻ.
Nếu thường xuyên làm 4 điều này trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và phát triển trí não của trẻ, các mẹ nên dừng lại.
Cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
Trước 2 tuổi, trẻ thường ăn trước khi đi ngủ vì dung tích dạ dày còn tương đối nhỏ và bú nhiều sữa.
Tuy nhiên, sau khi trẻ tròn 2 tuổi, trẻ ăn nhiều bữa hơn trong ngày, mỗi ngày cần uống 2-3 lần sữa mới đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển, do đó nếu nhận thấy con đã ăn đủ trong các bữa chính, cha mẹ không nên cho trẻ ăn thêm trước khi ngủ.
Bởi việc ăn quá no trước khi ngủ có thể tạo ra một số tác động xấu đến sức khoẻ của trẻ. Lúc này thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản. Tình trạng dịch vị ở dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, lâu ngày có thể gây viêm thực quản dẫn đến ho.
Trẻ ăn no trước khi ngủ sẽ bị căng cơ bụng, óc ách, thậm chí khó thở. Đặc biệt khi để bé ăn vào thời điểm quá khuya có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh hoạt ngày đêm, bỏ lỡ những thời điểm “vàng” để hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ béo phì và cản trở quá trình phát triển chiều cao sau này ở trẻ nhỏ.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Để trẻ vận động quá mạnh
Theo một nghiên cứu mới, việc trẻ vận động mạnh trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và ảnh hưởng xấu đến chu kỳ giấc ngủ.
Bởi khi vận động, tuyến thượng thận sẽ được kích hoạt để sản xuất adrenaline, được gọi là epinephrine. Điều này làm tăng mức oxy và lưu lượng máu trong cơ. Tất cả những điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Ngoài ra, việc trẻ vận động mạnh trước khi đi ngủ, toàn bộ cơ bắp của trẻ chưa hồi phục, não bộ còn hưng phấn hơn nên chất lượng giấc ngủ của trẻ vào ban đêm sẽ kém hơn.
Vì vậy, muốn trẻ ngủ ngon vào ban đêm, không nên cho trẻ vận động hay chơi trò chơi quá phấn khích. Cũng không nên cho trẻ xem những bộ phim võ thuật, hành động vì sẽ khiến não bộ của trẻ hưng phấn hơn, chất lượng giấc ngủ ban đêm cũng bị ảnh hưởng.
Trẻ thường xuyên thức khuya sử dụng các thiết bị điện tử cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
Chỉ trích hoặc la mắng trẻ
Trước giờ đi ngủ của trẻ, cha mẹ cần tránh quát mắng, tạo áp lực hoặc làm trẻ sợ hãi. Hãy để trẻ chìm vào giấc ngủ với tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất. Bởi việc quát mắng trẻ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Lúc ấy, trẻ sẽ đi ngủ với tâm trạng ấm ức và tủi hờn, đồng thời trẻ dễ hoảng hốt, giật mình hay gặp ác mộng khi ngủ. Thậm chí nhiều bé thường lo lắng và khó ngủ hơn.
Do đó, nếu muốn con cao lớn, não bộ của con thông minh hơn, trước khi đi ngủ mẹ hãy cố gắng giữ cho con một tâm trạng thoải mái, đừng chỉ trích hay la mắng con.
Việc ăn quá no trước khi ngủ có thể khiến thức ăn không kịp tiêu hoá, cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày.
Bỏ qua thời điểm vàng khi trẻ buồn ngủ
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu buồn ngủ như: Dụi mắt, ngáp, vò đầu kéo tai, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm. Nếu bỏ qua thời điểm trẻ buồn ngủ, có thể tạo tâm lý ức chế, khiến trẻ dễ cáu gắt hoặc quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ.
Trẻ ngủ muộn thường hiếu động, mất khả nặng tập trung cũng như là hay thay đổi tâm trạng và thấp lùn hơn so với những trẻ khác.
Cha mẹ có thể cho trẻ nghe nhạc, đọc sách cho trẻ, kể chuyện,… là những hoạt động trước khi ngủ làm dịu căng thẳng hiệu quả. Sau bữa tối, những sinh hoạt tiếp theo nên là thời gian chơi nhẹ, tắm, vệ sinh răng miệng, kể chuyện và sau đó đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, một môi trường dễ ngủ là một tiền đề rất quan trọng cho giấc ngủ bằng cách giảm bớt sự phân tâm. Không gian yên tĩnh, nhiệt độ phòng phù hợp, khăn giường tối màu, ánh sáng dịu nhẹ… là môi trường ngủ lý tưởng.
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu buồn ngủ như: Dụi mắt, ngáp, vò đầu kéo tai, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm.