Người ta thường nói, người phụ nữ có bản năng làm mẹ ngay từ khi một đứa trẻ được sinh ra. Vì vậy mà mẹ lúc nào cũng thành thạo và có chút khéo léo trong việc chăm sóc em bé hơn là bố. Mặc dù cũng đều là lần đầu tiên làm bố mẹ, nhưng hầu như ông bố nào cũng tỏ ra khá lúng túng và vụng về hơn trong vấn đề này. Đó là lý do vì sao mỗi lần nhờ chồng chăm con hộ, những bà vợ thường hay nghi ngờ, tỏ ra không tin tưởng người chồng của mình.
Cụ thể như những biểu cảm "dở khóc dở cười" của ông bố trong trường hợp dưới đây ở Trung Quốc, khi được vợ nhờ chăm con, đã trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm được người vợ chia sẻ lên mạng xã hội, càng chứng minh được việc đại đa số "phái mạnh" đều yếu thế hơn trong chuyện chăm sóc con mọn.
Khi ông bố trẻ này đang chăm chú chơi game trên máy tính, thì bất ngờ được vợ giao nhiệm vụ ẵm con. Lúc này, ông bố hoàn toàn bối rối, loay hoay không biết phải làm gì? Bởi từ khi vợ sinh em bé đến nay, người chồng chưa bao giờ ẵm con, thế nên khi nhìn thấy con gái nhỏ được vợ đặt lên tay, mặt ông bố lộ rõ sự sợ hãi khiến ai chứng kiến cảnh tượng này cũng "dở khóc dở cười".
Mặc dù chỉ đơn giản là ẵm con thôi, việc mà người bố nào cũng sẽ phải làm, nhưng nếu trước đó họ chưa từng được tập cách bế con, thì dù là ai trong tình huống này cũng sẽ tỏ ra hoang mang cả. Người vợ khi trông thấy 1001 sắc thái hiện trên gương mặt chồng, từ ngơ ngác, nhăn mặt sợ hãi, cho đến lo lắng đến thở cũng không dám thở mạnh thì vô cùng buồn cười.
1001 biểu cảm khi lần đầu bế con của ông bố khiến nhiều người "cười chảy nước mắt".
Thậm chí, khi con gái cử động một chút, ông bố này dường như bị đông cứng lại, không dám nhúc nhích. Hình ảnh lần đầu bế con quen thuộc này chắc hẳn là hình ảnh chân thực của nhiều ông bố ngoài kia, chứ không riêng gì ông bố này. Bởi thế cho nên khi những hình ảnh bố bế con được người vợ đăng tải lên trang cá nhân, đã ngay lập tức làm "dậy sóng" cộng đồng mạng.
Rất nhiều "cánh mày râu" bày tỏ sự đồng cảm đối với hoàn cảnh của ông bố trên, vì có lẽ họ cũng đã nhìn thấy chính bản thân mình trong đó. Lần đầu bế con chưa quen nên ông bố nào cũng sẽ khó tránh khỏi sự bối rối, vụng về và lo lắng, vì sợ nếu thực hiện không đúng cách thì có thể sẽ làm tổn thương đến em bé. Tuy nhiên, bên cạnh sự thông cảm của một số ông bố bà mẹ, cũng có không ít phụ huynh có những bình luận, ý kiến trái chiều, không đồng tình với hành động của ông bố trên.
Lý do là vì họ cho rằng, làm bố thì nên có trách nhiệm với con cái của mình, chủ động quan sát và học từ vợ để có thể cùng với vợ chăm sóc con cái. Thay vì gán toàn bộ trọng trách chăm con sơ sinh cho người mẹ, người bố cũng cần có sự sẻ chia, giúp đỡ, như vậy thì con cái mới cảm nhận được tình yêu thương đầy đủ và trọn vẹn của cả bố lẫn mẹ. Đồng thời, người mẹ cũng phần nào đỡ vất vả hơn khi phải một mình chăm con, và từ đó mối quan hệ gia đình sẽ được củng cố, thắt chặt hơn.
Trên thực tế, cũng có một số ông bố khá khéo léo trong chuyện chăm con nhỏ, nhưng đó chỉ là số ít, phần lớn vẫn là những người đàn ông tay chân còn vụng về. Vậy nên, để có thể cùng vợ chăm sóc con tốt nhất, đặc biệt là trong việc bế con, người bố cần dành thời gian để học và thực hành. Bế em bé sơ sinh cũng đòi hỏi bố mẹ phải có kỹ năng, thành thạo phương pháp bế đúng cách, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của em bé.
Một số nguyên tắc và phương pháp bế trẻ sơ sinh an toàn mà các ông bố có thể áp dụng:
Hỗ trợ đầu và cổ
Khi bế em bé, bố hãy nhớ luôn hỗ trợ đầu và cổ của em bé để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho con. Đặt một tay nhẹ nhàng dưới đầu bé, sử dụng lòng bàn tay và cánh tay kia để hỗ trợ lưng và mông của bé. Kỹ thuật này giúp đảm bảo rằng, đầu em bé được giữ vững và không bị lảo đảo, giúp tránh nguy cơ làm tổn thương đối với cổ và cột sống của con.
Giữ thẳng lưng
Luôn giữ thẳng lưng khi bế bé là cách để người bố tránh căng thẳng và đau lưng. Điều này đặc biệt quan trọng khi em bé còn nhỏ, và cần sự hỗ trợ toàn diện. Hãy đảm bảo rằng bố đứng hoặc ngồi thẳng, giữ tư thế cân bằng và không cúi người quá mức khi bế con sơ sinh.
Đặt bé thoải mái
Khi bế bé, hãy đảm bảo bé được đặt vào vị trí thoải mái và an toàn trong lòng của người bố. Hãy đảm bảo rằng mông và đùi của bé được hỗ trợ tốt và không bị căng. Bố có thể sử dụng tay và cánh tay để tạo ra một chỗ ngồi nhẹ nhàng và ổn định cho bé, đồng thời đảm bảo rằng các khung xương và khớp của bé không bị căng thẳng.
Bế theo phong cách tự nhiên
Mỗi người đều có một phong cách bế riêng, hãy tìm hiểu và thực hành phong cách bế tự nhiên phù hợp với bố và bé. Phong cách tự nhiên sẽ giúp bố và bé thiết lập mối quan hệ gắn kết một cách tự nhiên, tạo sự an lành và sự tin tưởng trong quá trình chăm sóc. Hãy theo cảm giác, và tìm hiểu cách em bé phản ứng và cảm thấy thoải mái nhất khi được bế.
Tìm hiểu các kỹ thuật bế khác nhau
Có nhiều kỹ thuật bế trẻ sơ sinh khác nhau mà các ông bố có thể tìm hiểu và áp dụng. Một số ví dụ bao gồm bế cầm chân, nghĩa là khi bố giữ bé bằng hai tay và chân bé được giữ ở giữa lòng bàn tay; bế ngực, là khi bố giữ bé dọc theo ngực của mình và hỗ trợ cổ và đầu; hoặc bế theo phong cách cổ điển, nghĩa là bố giữ bé ngang bụng và lưng của mình. Tìm hiểu và thực hành những kỹ thuật này, để tìm ra phương pháp phù hợp và thoải mái nhất cho cả bố và em bé.
Luôn đặt an toàn lên hàng đầu
Khi bế con sơ sinh, cả bố bà mẹ cần luôn đặt an toàn của đứa trẻ lên hàng đầu. Tránh bế bé khi bố mẹ mệt mỏi hoặc không ổn định về tinh thần hoặc thể chất. Hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh bố mẹ là an toàn, không có nguy cơ rơi từ độ cao, không có vật cản nguy hiểm, và không có tình huống không an toàn như khi bố mẹ đang leo lên xuống cầu thang, hoặc đang điều khiển phương tiện di chuyển. Luôn đánh giá tình hình và đảm bảo rằng, cả bố mẹ và bé đang ở trong một môi trường an toàn và không có nguy hiểm tiềm ẩn nào đang tồn tại.
Ngoài ra, những ông bố bà mẹ cũng hãy nhớ rằng, việc thực hành và làm quen với việc bế em bé là quan trọng. Càng thực hành nhiều, bố mẹ sẽ càng trở nên tự tin và thành thạo hơn trong việc bế con. Nếu người bố có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, đừng ngại chia sẻ hoặc nhờ sự trợ giúp của người mẹ, hay những người thân khác trong gia đình. Điều đó sẽ giúp người bố hoàn thiện kỹ năng này một cách toàn diện nhất.