Trong ba tháng cuối của thai kỳ, vì kích thước của thai nhi tăng đáng kể nên mẹ bầ sẽ có nhiều bất tiện trong vận động. Đồng thời, sẽ gặp phải một số tình huống "xấu hổ", chẳng hạn như són tiểu. Mới đây, một câu chuyện trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút đông đảo sự chú ý.
Câu chuyện do một nữ nhân viên văn phòng chia sẻ lại. Cô cho biết ở văn phòng mình có một chị đồng nghiệp họ Lý đang mang thai 8 tháng. Vì chị Lý đã nhiều năm hiếm muộn mới có được đứa con, cộng thêm trong thai kỳ sức khỏe không tốt nên mọi người cùng làm đều rất quan tâm, để ý đến chị.
Mẹ bầu gặp tình huống xấu hổ giữa buổi họp của công ty. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng cách đây không lâu, trong một buổi họp với không khí căng thẳng, sếp đã quát lớn tiếng một nhân viên khác. Đúng lúc đó, chị Lý bỗng dưng đỏ bừng mặt, bối rối xin phép ra ngoài đi vệ sinh. Khi chị đứng lên quay đi, mọi người mới nhận ra một mảng ướt nhỏ trên váy của chị. Ngay khi mọi người đều cảm thấy ngượng ngùng về sự việc thì một nam đồng nghiệp lại tỏ ra tức giận. Anh quay sang trách người sếp: "Có chuyện gì anh không thể từ từ nói được sao? Anh xem anh quát khiến chị Lý sợ quá nên... gặp chuyện rồi kìa". Người sếp nghe vậy cũng rất hoang mang, bối rối.
Lúc này, một cô lớn tuổi trong văn phòng mới cười nói: "Không phải sợ đâu, chắc vì giật mình nên mới vậy thôi. Đây là chuyện bình thường ở phụ nữ mang bầu. Mọi người cứ coi như không thấy gì là được".
Són tiểu là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang bầu, đặc biệt là những tháng cuối. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện rất đơn giản nhưng lại thu hút nhiều sự chú ý của dân mạng. Nhiều người cảm thấy thương thay cho phụ nữ mang thai gặp nhiều vấn đề khó nói, cũng có người cảm thấy nam đồng nghiệp có phản ứng rất đáng yêu: "Bà bầu gặp mấy chuyện này là thường tình ấy, tôi lúc mang thai cũng thế", "Ôi bà bầu được mọi người yêu thương, quan tâm quá", "Có ai thấy anh đồng nghiệp kia phản ứng thật đáng yêu không?", "Mang bầu mệt mỏi thật, gặp tình huống như vậy chắc xấu hổ lắm",...
Tại sao bà bầu dễ bị són tiểu?
Trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi quá lớn dẫn đến việc chèn ép tử cung. Lúc này, không gian để bàng quang lưu trữ nước tiểu bị thu hẹp và hạn chế, khiến mẹ bầu rất dễ rò rỉ nước tiểu khi gặp căng thẳng hay giật mình.
Trên thực tế, các bà mẹ mang thai thường cảm thấy họ thường xuyên đi tiểu trong khi mang thai. Sự khác biệt chỉ là mức độ nghiêm trọng. Có người chỉ thấy mình đi tiểu thường xuyên, có người lại thậm chí bị són tiểu, nhất là ở những hoàn cảnh không thuận tiện để đi ra nhà vệ sinh như đang trên xe bus, tàu điện. Do đó, són tiểu khi mang thai là một biểu hiện bình thường, không phải là vấn đề thể chất.
Mẹ bầu có thể làm gì để giảm tình trạng són tiểu?
Những bài tập cơ sàn chận có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng són tiểu. (Ảnh minh họa)
Sử dụng miếng lót
Các miếng lót có thể có tác dụng hút nước tiểu, và cũng có những người và có thể được sử dụng khi mẹ bầu ra ngoài trong một thời gian dài. Nhưng hãy chú ý đến thời gian thay miếng lót, thường là khoảng 2-3 giờ, nếu không vi khuẩn rất dễ sinh sản và gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu.
Đi vệ sinh thường xuyên
Mẹ bầu không nên nhịn đi tiểu. Giữ nước tiểu lâu ngày có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu và mang lại sự khó chịu không cần thiết khi mang thai.
Tập luyện cơ xương chậu nhiều hơn
Việc tập luyện cơ xương chậu nhiều hơn trong khi mang thai và sau sinh có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng són tiểu. Mẹ bầu có thể tham khảo một số tư thế yoga trên mạng hoặc tự tập các bài tập kegel.