Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ

Đắp thật nhiều chăn để con không bị lạnh khi ngủ nhưng người mẹ lại vô tình khiến con rơi vào nguy kịch.

Người lớn thường luôn lo ngại thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ nên luôn mặc quần áo cho con thật dày và ấm áp hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ. Tuy nhiên việc quấn con trẻ trong 3-4 lớp áo hay đắp quá nhiều chăn chưa chắc đã là điều tốt nhất để giữ ấm cho trẻ.

Một bà mẹ ở Hồ Nam, Trung Quốc đã gây ra sai lầm lớn chỉ vì quan niệm này. Vào một buổi tối, cô Li vừa cho con trai hai tháng tuổi ăn xong, thấy con mặc ít quần áo, sợ con bị cảm lạnh nên cô Li đắp cho con 2 lớp chăn điều hòa và phủ bên ngoài một lớp chăn bông, sau đó cô đóng kín cửa phòng mới yên tâm đi ngủ. 

Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ - 1

Đứa trẻ nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái.

Sáng hôm sau, cô Li thức dậy lúc 7 giờ sáng, cô liếc nhìn sang con thì thấy mặt con xanh lét, mồ hôi nhễ nhại. Nhận thức được tình hình không ổn, cô Li đã ngay lập tức đưa con đến bệnh viện địa phương để điều trị. Vì đứa trẻ đang trong tình trạng nguy kịch nên đã được chuyển đến Khoa chăm sóc sức khỏe quan trọng số 1 của Bệnh viện nhi Hồ Nam để điều trị.

Bác sĩ Cai Zili, phó trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe quan trọng cho biết căn cứ vào tình trạng của đứa trẻ, chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng muggy. Theo bác sĩ, hội chứng muggy là một trường hợp cấp cứu do cha mẹ lo lắng cho bé bị lạnh mà mặc quần áo quá dày hoặc che kín cho bé gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Hiện cháu bé vẫn đang được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt.

Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ - 3

Bác sĩ Cai Zili cho biết đứa trẻ mắc hội chứng muggy do mẹ đắp quá nhiều lớp chăn khi ngủ.

Sau khi điều trị, mặc dù tình trạng của bệnh nhi được cải thiện, nhưng bác sĩ Cai Zili cho biết đứa trẻ vẫn còn mê sảng, tím tái toàn thân, không thể tự thở được, cần phải nhờ đến máy thở, đặc biệt có thể vấn đề tổn thương não sẽ ảnh hưởng về sau.

Sau sự việc, bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh, giữ ấm quá mức cho trẻ không hề tốt cho con mà thậm chí còn gây hại, nhất là đối với trẻ sơ sinh dưới một tuổi, một khi cha mẹ giữ ấm quá mức cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao, thiếu oxy, vã mồ hôi, mất nước nghiêm trọng có thể gây co giật, hôn mê, suy hô hấp.

Mặc quần áo nhiều lớp, chăn dày cho trẻ vào mùa lạnh dễ gây hội chứng muggy

Theo bác sĩ Wu Qingchang, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Dongfang trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc Bắc Kinh, đã có hơn 100 trẻ em đến bệnh viện mỗi ngày vì sốt trong tháng vừa qua.

Bác sĩ Wu Qingchang nói: “Hầu hết các em đến viện không phải vì chịu đựng thời tiết lạnh giá mà do hội chứng muggy (IMS). Để bọn trẻ ăn mặc dày hơn mức cần thiết chắc chắn không tốt cho đứa trẻ."

Bác sĩ Wu cho biết khi trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn dày, nguy cơ mắc IMS sẽ tăng cao. Điều này một phần là do cơ chế điều chỉnh thân nhiệt của trẻ do hệ thần kinh trung ương điều khiển chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi.

Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ - 4

Bác sĩ Wu nói: “Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng mặc nhiều thì tốt hơn mặc ít và cảm thấy nóng thì tốt hơn là lạnh, điều này là rất sai lầm. Ông cũng nói rằng sốt là một trong những triệu chứng nhẹ nhất của IMS và các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm thiếu oxy, mất nước và thậm chí là tổn thương não.

Bác sĩ Wu cho biết có hai cách để biết liệu một đứa trẻ có mặc quá nhiều hay không. Đầu tiên, hãy chạm vào xương đòn của trẻ. Nếu cảm thấy không quá nóng, cũng không quá lạnh, thì quần áo trẻ đang mặc là ổn. Thứ hai, chạm vào lưng của trẻ. Nếu ra mồ hôi hoặc quá nóng thì chắc chắn trẻ đã mặc quá nhiều.

Bác sĩ Wu cho biết, bất kể đó là mùa nào, cha mẹ nên cho con mặc quần áo có chất liệu vải thấm mồ hôi, chẳng hạn như cotton, lụa hoặc lanh. 

Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông

Mặc quần áo cho trẻ phải đảm bảo giữ ấm cổ và gáy, số lượng quần áo tăng lên từ từ để trẻ thích nghi và tăng khả năng chịu lạnh, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi thì cần giảm bớt để tránh hội chứng Muggy.

Ban đêm, khi ngủ cần giữ ấm cho trẻ theo nguyên tắc 4 vị trí gồm cổ, ngực, bụng và chân. Da chân của trẻ có nhiều đầu mút thần kinh, là nơi rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, nên cần giữ ấm chân cho trẻ khi đi ngủ.

Thời tiết giao mùa, trở lạnh làm cho trẻ em ít hoạt động, nhu cầu năng lượng giảm nên trẻ sẽ biếng ăn hơn một chút, trong khi các mẹ lại muốn con ăn thật nhiều để bồi bổ. Khi đường ruột bị tăng gánh đột ngột cộng với việc vận động ngoài trời thiếu khoa học sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, chân tay miệng có cơ hội phát triển.

Trời lạnh không dám tắm cho con: Sai lầm nhiều bà mẹ Việt mắc qua lý giải của bác sỹ
Theo Hoàng Dương (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)