Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc!

Nhiều bà mẹ lo lắng thói quen ăn cơm chan canh gây hại đến sức khỏe của trẻ, nhưng chuyên gia nói rằng “chưa chắc”. Vậy mẹ nên làm thế nào để tốt cho con?

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 1Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 2

Dùng canh “đưa” cơm cho trẻ

Hiện nay có rất nhiều gia đình vì muốn trẻ ăn nhiều hơn mà sử dụng cách dùng canh “đưa” cơm cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Gia đình chị Huyền, quận 4, Tp.HCM cũng không ngoại lệ. Vợ chồng chị Huyền mỗi ngày đều bận rộn với công việc nên thường xuyên nhờ ông bà nội chăm sóc bé Hân, con chị Huyền vừa lên 4 tuổi. Bé Hân được ông bà nội chăm sóc và chiều chuộng từ việc ăn uống nên lâu dần bé phụ thuộc vào việc mỗi bữa ăn phải có thêm một chén canh bên cạnh bé mới chịu ăn, đôi khi bé cũng hay ngậm cơm mà không chịu nhai hay nuốt cơm. Điều này khiến chị Huyền lo lắng rằng lâu ngày bé sẽ hình thành thói quen xấu, lại gây hại đến dạ dày. Tuy nhiên, vì nhờ bố mẹ chồng chăm sóc con nên chị Huyền cũng không thể thẳng thắn chia sẻ việc này.

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 3

Ảnh minh họa

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 5

Ăn cơm chan canh gây hại dạ dày, thực hư ra sao?

Theo Th.S Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Thói quen cho trẻ ăn cơm chan canh đã có từ lâu ở Việt Nam với mục đích giúp trẻ ăn nhanh, dễ nuốt hơn, đây không phải là thói quen hoàn toàn gây hại nhưng cần được thay đổi. Nhưng nếu chú ý chúng ta sẽ thấy ở các nước phát triển hiếm khi có hiện tượng trên.

Những trẻ lười ăn hoặc được cho ăn cơm với canh ngay từ khi tập ăn cơm nên thường có thói quen ăn cơm chan canh, vì chúng tạo cho bé cảm giác dễ nuốt. Nhưng nhiều bà mẹ lo lắng rằng cách ăn này sẽ giảm hiệu quả dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ, vậy thực hư ra sao?

Cũng theo Th.S Đặng Ngọc Hùng: Tại miệng lượng enzyme tiết ra phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc thức ăn, nếu ăn cơm chứa nhiều nước sẽ làm cho trẻ nuốt nhanh hơn dẫn đến việc tiết nước bọt có thể ít hơn mức cần thiết. Bên cạnh đó, vì có nhiều nước nên trẻ sẽ có xu hướng nhai thức ăn xơ xài dẫn đến tạo gánh nặng cho dạ dày làm cho việc hấp thu thức ăn sẽ không tối ưu so với thông thường.

Như ta đã biết, cơm thuộc nhóm tinh bột, nhóm tính bột lại có đặc tính trương nở khi gặp nước, đó là lý do chúng ta thấy chỉ 1 thời gian sau khi chan canh nếu bé ăn không kịp thì chén cơm lại tăng thể tích trong khi đó năng lượng và dinh dưỡng không đổi, làm cho bé mau no dẫn đến ăn ít hơn mức cần thiết.

Việc cho bé dùng chung giữa cơm và canh sẽ không tốt, nhưng không hoàn toàn có hại. Các mẹ có thể cho trẻ dùng canh hay nước trước hoặc sau ăn cơm tùy vào mục đích, đối với trẻ có xu hướng ăn nhiều và có thừa cân béo phì hãy cho trẻ ăn canh trước dùng bữa để giảm lượng thức ăn trẻ nạp vào, ngược lại với trẻ có cân nặng bình thường các mẹ có thể cho trẻ dùng sau khi ăn cơm để tăng lượng chất xơ, thêm dinh dưỡng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ 1 chén canh nhỏ bên cạnh để trẻ có thể ăn vài thìa trong lúc dùng cơm cũng không ảnh hưởng đến chế độ ăn của trẻ.

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 6

Th.S Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 7

Quá trình tiêu hóa thức ăn

Thức ăn muốn trở thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể đều cần quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Qúa trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn qua nhiều giai đoạn và có liên quan mật thiết với nhau.

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 8

Tác hại chỉ có khi duy trì thói quen trong một thời gian dài.

Nhiều mẹ sẽ hoang mang khi nghĩ việc dùng nước canh không tốt cho trẻ và không bao giờ dám chan canh vào cơm cho trẻ nhưng điều này không nên. Chúng ta không cần quá hoang mang và cực đoan về hiện tượng này, những hậu quả trên thường là do duy trì thói quen trong 1 thời gian dài, bên cạnh đó có 1 số món ăn chứa nhiều nước mà chúng ta vẫn hay ăn vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng như: bún, miến, phở.. cũng điều chứa nước và thức ăn trong chính món ăn đó. Điều muốn nói là chúng ta tránh những thói quen không tốt một thời gian dài chứ trong trường hợp ít chúng ta vẫn áp dụng cũng không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ.

Mẹ trẻ phàn nàn bà nội để cháu ăn cơm chan canh hại bụng, chuyên gia nói: Chưa chắc! - 9

Bắt đầu thay đổi thói quen!

Trong trường hợp bé của bạn đã quá quen với việc ăn canh cùng với cơm hãy bắt đầu giảm lượng canh lại dần thay bằng 1 chén canh bên cạnh cho bé, nấu các món ăn chứa nhiều nước sốt cũng là cách có thể giúp giảm dần lượng canh sẽ giúp bé dễ thích nghi hơn. Chăm sóc bé để bé phát triển toàn diện chưa bao giờ là điều dễ dàng, thế nhưng dinh dưỡng ngày càng phát triển đã biết được những điều chưa đúng trước đây, chúng ta cần mạnh dạn thay đổi để chăm sóc bé bằng kiến thức khoa học hơn chỉ là theo bản năng. Chúc bố mẹ thành công.

Con lười ăn bỗng ăn 2 bát sau khi đi mẫu giáo, nhìn cơm trưa ở trường, mẹ bật khóc
(thoidaiplus.giadinh.net.vn)