Tiết trời mùa thu không oi bức như mùa hè và cũng không quá lạnh lẽo, khắc nghiệt như mùa đông. Đây là thời điểm thuận lợi để trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Thông thường nhiều người tin rằng thời tiết nóng bức vào mùa hè sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn của bé, hầu như tất cả các bé đều ăn ít hơn một nửa so với bình thường trong mùa hè.
Thời tiết mát mẻ trong mùa thu sẽ dần giúp cơ thể trẻ dần phục hồi và trở về trạng thái hoạt động tốt, tự động điều chỉnh cảm giác thèm ăn và chức năng tiêu hóa về mức bình thường.
Nếu cẩn thận quan sát, mẹ có thể phát hiện ra rằng những bé trước đây ít ăn bỗng nhiên ăn rất nhiều, tốc độ ăn dường như cũng nhanh hơn trước rất nhiều. Trên thực tế, sự thay đổi này không phải là sự tiến bộ của trẻ mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể theo thời tiết từng mùa.
Do đó, vào mùa thu, cha mẹ hãy nắm bắt cơ hội tự nhiên này để tăng cường bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Đồng thời, cha mẹ hãy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu để con phát triển toàn diện nhất, một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức, chăm sóc bé được tốt hơn, không ốm vặt.
Giữ ấm và chống lạnh
Yếu tố hàng đầu trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu là giữ ấm cho trẻ mặc dù thời tiết vào mùa này vẫn chưa quá lạnh, tuy nhiên việc giữ ấm là cần thiết vì sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu, chưa kịp quen với sự thay đổi của môi trường.
Đặc biệt, mẹ chú ý không nên để bé bị lạnh vùng bụng và rốn, dễ khiến bị đau bụng, làm cho chức năng của dạ dày giảm xuống khiến tiêu hóa không ổn định, việc hấp thụ sữa mẹ và dinh dưỡng trong sữa mẹ của con cũng gặp nhiều khó khăn.
Mẹ nên mặc đồ cho trẻ vừa đủ ấm, không quấn nhiều lớp và luôn giữ độ thông thoáng. Việc cho trẻ mặc quá nhiều lớp có thể làm cho bé bị cảm lạnh, do mồ hôi chảy ra trong quá trình vận động không thể thoát ra ngoài.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé mặc đồ vừa size. Việc cho trẻ mặc đồ vừa vặn sẽ mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái. Trẻ sơ sinh hiếu động, thường xuyên lăn, bò, trườn… nên những bộ quần áo này sẽ giúp con tự do hoạt động mà không sợ vướng víu.
Cha mẹ hãy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu để con phát triển toàn diện nhất, một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức, chăm sóc bé được tốt hơn, không ốm vặt.
Chế độ ăn uống hợp lý
Đối với trẻ sơ sinh, cân nặng tăng nhanh vào mùa thu, lúc này mẹ nên tăng cường dinh dưỡng giúp trẻ phát triển và phòng ngừa bệnh tật. Vào mùa thu, nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn hơn có lượng protein cao, giúp bé tăng sức đề kháng, bổ sung khoáng chất và vitamin có thể bù đắp cho sự mất mát do đổ mồ hôi quá nhiều vào mùa hè, và bổ sung các thực phẩm có hàm lượng calo cao để chống lại cảm lạnh.
Không nên cho trẻ ăn đồ lạnh để để phòng ngừa rối loạn chức năng đường tiêu hóa, bởi đồ lạnh dể làm tổn thương đến lá lách và dạ dày còn non yếu của trẻ. Các bà mẹ đang cho con bú cũng nên chú ý đồ uống, sữa chua,… nên lấy ra khỏi tủ lạnh 15 phút trước khi ăn.
Mùa thu bé dễ bị bệnh tiêu hóa, cần chú ý đến vệ sinh thực phẩm, không cho trẻ ăn uống đồ lạnh, để không gây kích ứng cho dạ dày trẻ. Mẹ cũng nên chú ý để cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E trong chế độ ăn hàng ngày, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh.
Đối với bé dưới 3 tuổi, ngoài việc tăng cường cho trẻ ăn rau, các sản phẩm từ đậu nành, trứng và thịt, mẹ cũng cần tăng cường uống sữa. Vì sữa có chứa một lượng nước nhất định bên cạnh các loại protein, axit amin, phốt pho, canxi và axit béo không no cần thiết cho sự phát triển của bé. Uống thêm sữa ngoài kịp thời bổ sung dinh dưỡng và độ ẩm cho bé, cũng rất có lợi cho bé trong mùa thu hanh khô.
Mẹ nên mặc đồ cho trẻ vừa đủ ấm, không quấn nhiều lớp và luôn giữ độ thông thoáng. Việc cho trẻ mặc quá nhiều lớp có thể làm cho bé bị cảm lạnh, do mồ hôi chảy ra trong quá trình vận động không thể thoát ra ngoài.
Chú ý chăm sóc trẻ vào ban đêm
Chú ý hơn đến việc đắp chăn bông vào ban đêm có đúng cách hay không. Trẻ sơ sinh thường sợ nóng và dễ hất tung chăn bông ra. Nhiệt độ thường xuống thấp vào ban đêm, nếu không giữ đủ ấm sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và ho và sốt trong thời gian dài. Mẹ nên chọn loại chăn bông có chất liệu mềm mại, giúp bé thoải mái hơn khi ngủ.
Đồng thời, mẹ cũng nên để nhiệt độ phòng ban đêm được duy trì ở khoảng 25 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao, thân nhiệt trẻ sơ sinh có thể sẽ tăng lên, dẫn đến sốt cao. Nhưng nếu nhiệt độ phòng dưới 20 độ C, có thể gây tắc mũi bé, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chứng “xơ cứng bì.
Vào mùa thu, nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn hơn có lượng protein cao, giúp bé tăng sức đề kháng, bổ sung khoáng chất và vitamin.
Đề phòng trẻ bị tiêu chảy
Mùa thu là mùa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường xuyên, nói đến chăm sóc sức khỏe mùa thu thì không thể bỏ qua căn bệnh này.
Thủ phạm của hầu hết bệnh tiêu chảy mùa thu là virus rota, virus này phổ biến vào mùa thu đông hàng năm, với đợt bệnh kéo dài khoảng 1 tuần, hầu hết những trẻ bị tiêu chảy thường bắt đầu nôn trớ, phân nhiều nước và thường xuyên, điều này rất dễ khiến bé bị mất nước.
Cha mẹ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước ở trẻ từ trạng thái tinh thần, da khô và lượng nước tiểu ít. Do đó, để đề phòng tiêu chảy cha mẹ thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng và cho trẻ uống đủ lượng nước.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải đậy kỹ đồ ăn, thức uống, cho trẻ ăn các thức ăn đã được nấu chín và thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng.
Mùa thu là mùa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường xuyên, nói đến chăm sóc sức khỏe mùa thu thì không thể bỏ qua căn bệnh này.
Ngăn ngừa trẻ bị dị ứng
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, có nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng phải nhập viện hơn vào mùa thu. Do đó, mỗi khi mùa thu đến, các bà mẹ có con bị dị ứng thường đặc biệt lo lắng vì triệu chứng dị ứng của các bé thường tăng lên trong khoảng thời gian này.
Mùa thu trời cao trong xanh, thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí không đủ, nhiều khói bụi sẽ đi qua đường hô hấp, gây ra các kích thích trên cơ thể trẻ. Phấn hoa, động vật rụng lông hay bào tử của hoa quả cũng là chất gây dị ứng đối với trẻ em.
Một số trẻ thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, mày đay và các bệnh khác. Do đó, nếu thấy trẻ thường xuyên có biểu hiện dị ứng, cha mẹ cần đưa trẻ đi đến bệnh viện để xác định nguyên nhân gây dị ứng, xem trẻ có bị dị ứng với đạm sữa, trứng, hải sản trong thức ăn hay với bụi, phấn hoa trong không khí hay không.
Mùa thu trời cao trong xanh, thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí không đủ, nhiều khói bụi sẽ đi qua đường hô hấp, gây ra các kích thích trên cơ thể trẻ, khiến trẻ dễ bị dị ứng.
Đồng thời, cha mẹ nên bỏ sung đầy đủ vitamin D giúp giảm nguy cơ bị dị ứng ở trẻ, nên chuẩn bị cho bé một chế độ ăn uống cân bằng, cho trẻ ăn nhiều rau củ, quả để bổ sung đủ vitamin cần thiết.
Điều kiện thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ mắc một số vấn đề về sức khỏe, nhưng nếu cha mẹ biết cách đề phòng sẽ có thể giúp bé giảm thiểu khả năng ốm vặt. Do đó, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ sơ sinh bớt ốm đau và trải qua mùa thu suôn sẻ, khỏe mạnh.