Một bí mật mà trẻ muốn “giữ kín”, không muốn nói với cha mẹ là chuyện hết sức bình thường ở con trẻ. Giữ bí mật khi nào là tốt, khi nào là không tốt, trẻ con sẽ tự học được từ những trải nghiệm của bản thân. Việc của ba mẹ là phải hướng dẫn con phân loại bí mật, chẳng hạn trường hợp nào thì nên giữ, trường hợp nào thì nên chia sẻ với ba mẹ hoặc người mà con tin tưởng nhất để đảm bảo an toàn cho con.
Trẻ có thể thích giữ bí mật của riêng mình. (Ảnh minh họa)
Ví dụ như chị Lý (Trung Quốc) đã suýt khiến con trai 5 tuổi phải gặp nguy hiểm khi khuyến khích con giữ bí mật của riêng mình. Chị Lý là một bà nội trợ toàn thời gian có hai con gái 9 tuổi và con trai 5 tuổi, vì chồng bận rộn nên chị đã một mình chăm sóc các con trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, việc chăm sóc các con trong những năm qua vẫn rất tốt. Nhờ kinh nghiệm làm mẹ lần hai nên chị Lý rất rành việc phải làm gì để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho các con, đặc biệt là cậu con trai nhỏ đang ở độ tuổi thích khám phá, tò mò về thế giới xung quanh.
Nhưng không ngờ một ngày nọ lại xảy ra chuyện khiến chị Lý cảm thấy rất suy sụp. Hôm đó, chị vẫn làm công việc nhà bình thường vào buổi trưa và các con đang tự chơi ở phòng khách. Con trai chị Lý là một cậu bé rất nghịch ngợm, luôn có một số bí mật nhỏ của riêng mình và không muốn nói với mẹ. Chị Lý cũng khuyến khích con giữ bí mật cho riêng mình, giữ bí mật là cần thiết để chúng trở thành những người tốt, biết tôn trọng sự riêng tư của người khác.
Chị Lý cũng khuyến khích con giữ bí mật cho riêng mình. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng trưa hôm đó, con trai chị Lý đã thì thầm với mẹ rằng cậu có một bí mật, và sẽ kể cho mẹ nghe. Hóa ra cậu con trai 5 tuổi đang khoe thành tích đã ăn pin một vài cục pin nhỏ để đồng hồ và tỏ ra đắc thắng! Chị Lý nghe xong cảm thấy tối sầm mặt mũi, vội vàng đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Cũng nhờ đưa trẻ đến kịp thời, nếu không cục pin sẽ ăn mòn cơ thể của con trai bởi chúng phát tác dấu hiệu ra ngoài rất chậm. Mọi chuyện sẽ tệ hại thế nào nếu con trai giữ bí mật này thay vì chia sẻ với mẹ?
Con trai chị Lý đã nuốt 2 viên pin cúc áo.
Học cách giữ bí mật là một phần trong việc điều hướng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nếu trường hợp bí mật của trẻ là một mối hiểm họa với chính bản thân chúng, hoặc với một ai đó đang gặp nguy hiểm thì rõ ràng ba mẹ không thể khuyến khích con giữ bí mật này. Theo tiến sĩ Ann Lagges, ba mẹ nên bắt đầu khuyến khích trẻ con giữ bí mật từ khoảng 7 tuổi. Bởi vì trẻ con dưới 7 tuổi chưa đủ chín chắn để hiểu đầy đủ về khái niệm bí mật.
Ngoài ra, câu chuyện của chị Lý cũng rút ra một bài học cho tất cả các bậc phụ huynh, nên nâng cao ý thức bảo vệ an toàn trong nhà và phải nhắc nhở trẻ tránh xa những đồ đạc nguy hiểm. Các bậc cha mẹ nếu không muốn những tai nạn này xảy ra thì cần nâng cao ý thức bảo vệ an toàn cho trẻ, đồng thời luôn dạy trẻ tránh xa những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho các con.
Cha mẹ không nên để những thứ thiếu an toàn để trẻ chơi đùa
Cha mẹ không nên để những thứ thiếu an toàn để trẻ chơi đùa. (Ảnh minh họa)
1. Thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử trong nhà, cha mẹ cần để trẻ tránh xa tầm với của trẻ em. Do nhiều thiết bị gia dụng dễ gặp một số trục trặc, đặc biệt là một số thiết bị đã sử dụng lâu như máy giặt, tủ lạnh… nếu trẻ chạm vào máy giặt trong khi máy giặt đang sử dụng bình thường thì rất có thể bị máy giặt quấn theo, hoặc rò điện ở tủ lạnh gây giật điện nguy hiểm tới tính mạng.
Ổ điện, các thiết bị gia dụng trong nhà bếp như bình đun nước nóng, nồi cơm điện, máy xay, lò nướng, lò vi sóng… đều có nguy cơ khiến trẻ bị giật điện khi xảy ra sự cố, trẻ vô tình chạm vào sẽ bị thương. Các bình siêu tốc còn có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng. Ngoài ra, cha mẹ nên chú trọng các nhãn hiệu khi mua sắm, lựa chọn những thương hiệu an toàn khi nhà có trẻ nhỏ.
Ổ điện không che chắn dễ gây nguy hiểm cho trẻ. (Ảnh minh họa)
2. Các vật sắc nhọn
Cha mẹ không chỉ nên đề phòng những vật sắc nhọn trong nhà mà còn cần dặn con không được chạm vào chúng. Ví dụ như một số dao, kéo sắc nhọn trong nhà bếp..., nếu trẻ sơ ý chạm vào rất dễ bị thương. Cạnh bàn, cạnh giường hoặc tủ, thanh chắn cửa… đều là những vật có phần mép góc sắc nhọn có thể làm trẻ bị thương khi chơi đùa hoặc di chuyển.
3. Tủ ngăn kéo
Khi ở nhà, cha mẹ cũng cần dặn con tránh xa các ngăn kéo tủ quần áo, không được leo trèo lên bàn, kệ tủ... Một số phụ huynh khi đặt tủ chưa bao giờ nghĩ đến việc con có thể trèo lên, đè nén sức nặng lên tủ sẽ rất dễ rơi đồ đạc, thậm chí là đổ cả tủ vào người trẻ. Đồ nội thất nặng như tủ hoặc bàn cần được kê sát tường và cố định bằng dụng cụ chắc chắn, phòng trường hợp trẻ trèo lên và bị vật đổ xuống người.
4. Các bộ phận nhỏ
Một số bộ phận nhỏ trong nhà cũng cần tránh xa tầm tay trẻ em. Đặc biệt là các viên thuốc, ốc vít, cúc áo hoặc các bộ phận nhỏ trên đồ chơi trẻ em vì trẻ không biết có thể ăn nhầm những thứ này. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi có nguy cơ bị hóc dị vật cao nhất, cha mẹ không nên mua cho con những thứ đồ chơi nhỏ xíu. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên để những thứ này tránh xa tầm với của trẻ, đề phòng tai nạn thương tâm có thể xảy ra.
Pin cúc áo là vật rất nguy hiểm cho trẻ.
5. Đồ vật có dây điện dài
Những sợi dây điện của tivi, bàn là hoặc đèn tiềm ẩn một số rủi ro cho trẻ. Trẻ em có thể kéo dây, làm đồ vật rơi xuống và gây thương tích hoặc mắc dây vào cổ. Vì vậy, những vật này cần được để xa tầm với của trẻ. Đối với các thiết bị được sử dụng thường xuyên như tivi, hãy giấu dây điện trong các tấm nẹp nhựa.