Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi là giai đoạn rất quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nhiều người tin rằng, "1000 ngày trong cuộc đời" quyết định sức khỏe cả đời của trẻ, vì ở giai đoạn này, nhiều chỉ số sức khỏe chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là thể chất và trí não.
Trong khi đó, các chuyên gia tin rằng dinh dưỡng bổ sung trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng của các chức năng thể chất và sinh lý suốt đời.
Việc chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn bổ sung đồng nghĩa với sự thay đổi cấu trúc dinh dưỡng của trẻ, mọi cơ quan trong cơ thể bắt đầu từ việc tiếp nhận thức ăn bổ sung, đồng thời hệ tiêu hóa cũng mở ra một chương trình vận động mới. "Nhiên liệu mới" sẽ bắt đầu cung cấp năng lượng mạnh mẽ, mà chúng ta gọi là "dinh dưỡng".
Ở giai đoạn này, ăn uống đầy đủ có thể đảm bảo dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ, khi đó nguy cơ mắc các bệnh mắc giảm đi đáng kể, thậm chí có thể khắc phục được sự lây truyền giữa các thế hệ của một số bệnh suy dinh dưỡng bẩm sinh.
Do đó, nếu ở giai đoạn này cơ thể không nạp đủ dinh dưỡng, trẻ nhỏ thường xuyên biếng ăn, chán ăn, bỏ bữa có thể tạo ra những tác động không tốt đến thể chất và tinh thần của trẻ về sau.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, ở giai đoạn quan trọng này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng, thói quen, hành vi của trẻ trong khi ăn nhằm có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giúp trẻ tăng trưởng lành mạnh hơn.
Ảnh hưởng của việc trẻ ăn không ngon, kén ăn, biếng ăn
Các chuyên gia cho biết, tình trạng trẻ ăn không ngon, biếng ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và phát triển hành vi thần kinh. Một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ tin rằng sự xuất hiện gần nhau của nhiều loại bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành có liên quan đến hành vi ăn uống và thói quen ăn uống trong thời thơ ấu.
Đồng thời, trẻ kén ăn, biếng ăn, ăn không điều độ, ăn uống thất thường,… sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng sớm, tụt hậu so với các bạn trong giai đoạn phát triển ban đầu, không tốt cho sự cạnh tranh của lứa tuổi học sinh cuối cấp.
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 1-3 tuổi.
Trẻ từ 6-12 tháng là giai đoạn quan trọng để bé phát triển khả năng nhai và nuốt, nếu thiếu chế độ dinh dưỡng, cơ lưỡi và cơ hầu họng của bé sẽ yếu, thậm chí răng mọc không đều dẫn đến phát âm không chuẩn và các cấu trúc khác, có thể gây ra chứng rối loạn chức năng âm thanh.
Thêm vào đó, nhiều trẻ chậm phát triển, có mức độ khó khăn khác nhau trong vận động thô, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ,… Những hành vi ăn uống không lành mạnh sẽ làm tăng những khoảng cách này và ảnh hưởng đến việc can thiệp và phục hồi chức năng sau này.
Trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn thường mắc phải 9 thói quen xấu
- Thích ăn đồ ngọt, nhiều calo.
- Ăn chậm (mỗi bữa 30 - 40 phút)
- Thường ăn nhẹ trước bữa ăn.
- Xem TV và chơi với đồ chơi trong khi ăn.
- Thời gian và địa điểm ăn uống không cố định và không thường xuyên.
- Ăn uống phụ thuộc nhiều và cần được người lớn dỗ dành.
- Không muốn thử thức ăn mới.
- Lười ăn, không nhai lại.
- Uống đồ uống trong bữa ăn.
Trẻ biếng ăn, chán ăn, có thể gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng quá trình phát triển về sau.
Một số sai lầm cha mẹ dễ mắc phải, làm tăng tình trạng trẻ biếng ăn
Ép, thúc giục bé ăn nhiều
Một số cha mẹ cho rằng con mình còn quá nhỏ, chưa có khả năng ăn uống độc lập, nên thường có thói quen kiểm soát hoạt động ăn uống của bé như thường xuyên thúc giục bé ăn nhiều hơn, điều này nếu xảy ra thường xuyên vô khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, thiếu kiên nhẫn trong mỗi bữa ăn.
Không để bé tự ăn
Một số cha mẹ cảm thấy xót xa cho con, nên thường dành nhiều thời gian đút cơm, điều này lâu dần khiến bé hình thành thói quen phụ thuộc, phải được đút cơm mới có thể ăn, nhiều bé đã 3 tuổi mà vẫn chưa thể tự xúc cơm ăn.
Việc bé không được chủ động trong bữa ăn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, lâu dần không cảm thấy thú vị, thích thú với việc ăn uống.
cho rằng con chậm ăn là do con kém vận động, dù ăn gì thì con cũng được cho ăn từ đầu đến cuối, con không cảm thấy thú vị và thích thú với việc ăn uống.
Thêm vào đó, các chuyên gia lo ngại, một số trẻ hơn 3 tuổi vẫn chưa thể tự ăn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển vận động động tinh, do đó có tình trạng một số trẻ lớn nhưng chưa thể nắm vững chén cơm, hay cốc nước.
Nhiều cha mẹ chỉ cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, điều này có thể làm bé mất đi cơ hội thực hiện chức năng miệng dẫn đến cơ lưỡi kém vận động.
Chỉ cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm
Nhiều bậc cha mẹ khi mới bắt đầu cho con ăn dặm, thường có tâm lý lo lắng trẻ chưa mọc răng không nhai được sẽ ảnh hưởng đến việc nuốt và tiêu hóa nên thường cho trẻ ăn thức ăn lỏng, thức ăn mềm,...
Điều này có thể làm bé mất đi cơ hội thực hiện chức năng miệng dẫn đến cơ lưỡi kém vận động, cơ nuốt ở vòm miệng yếu, vô cùng bất lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của bé sau này.
Cho bé ăn vặt trước bữa chính
Để trẻ ăn nhanh hơn và không kén ăn, nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng các món ăn vặt, đồ chơi, nước uống khác làm điều kiện để kích thích trẻ ăn.
Thói quen này nếu duy trì lâu dài càng làm tăng nguy cơ trẻ chán ăn diễn ra nhanh hơn, bởi nếu cơ thể trẻ dung nạp một lượng lớn thức ăn, đồ ăn vặt sẽ chiếm chỗ trong dạ dày, đến bữa ăn chính cảm giác thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể.
Thói quen ăn uống vừa xem điện thoại, TV để ăn là bất lợi nhất cho sự phát triển của hệ tiêu hóa, lâu dần sẽ không tránh khỏi những vấn đề khó lường về sức khỏe.
Trẻ vừa xem TV vừa ăn
Một số phụ huynh có tâm lý thỏa hiệp khi trẻ không chịu ăn, nên thường có tình trạng trẻ vừa ăn vừa xem phim hoạt hình, vừa ăn vừa chơi, miễn sao ăn hết bát cơm, tùy điều kiện.
Thói quen ăn uống này là bất lợi nhất cho sự phát triển của hệ tiêu hóa, lâu dần sẽ không tránh khỏi những vấn đề khó lường về sức khỏe.
Vây cha mẹ làm thế nào để bé ăn ngon miệng hơn, cải thiện dinh dưỡng
Trên thực tế, cha mẹ đang đưa ra quyết định về những gì bé muốn ăn, ngay từ khi còn nhỏ, việc chuẩn bị từ cơ cấu khẩu phần là điều cần thiết. Đặc biệt là một số đồ ngọt, đồ ăn có hàm lượng calo cao mà ngay cả người lớn cũng không thể từ chối như sô cô la, bánh ngọt, trà sữa, đồ uống có ga,…
Đối với trẻ em, những loại đồ ăn này quá nặng nề khiến trẻ khó tiêu hóa, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm. Do đó, Cha mẹ nên trau dồi và rèn luyện thói quen ăn uống tốt ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Làm gương cho con
Ăn uống không chỉ là nhu cầu sinh lý mà còn là hình thành thói quen, hành vi ăn uống của bé bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình, bố mẹ thích ăn gì, bé sẽ quen cái đó.
Vậy nên, cha mẹ hãy làm gương cho bé bằng hành động, đặc biệt là hạn chế ăn vặt trước mặt con.
Hãy để bé tự ăn, hình thành thói quen ăn uống tự lập, việc được chủ động trong việc ăn uống sẽ giúp bé ăn ngon và nhiều hơn.
Xây dựng quy tắc ăn uống cho bé
Cha mẹ nên đảm bảo xây dựng quy tắc ăn uống cho bé, có ý thức ngăn nắp khi ăn, không làm quá nhiều hành vi không liên quan đến ăn uống, nhất là khi một số phụ huynh vừa ăn vừa nhìn vào điện thoại di động, bé sẽ thấy và mất tập trung vào bữa ăn gây ra tình trạng nhàm chán trong một thời gian dài.
Hạn chế la mắng, hãy để bé tự ăn
Thực tế, trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn chúng ta nghĩ, bé sẽ cảm thấy khó chịu khi bữa ăn nào cũng bị la mắng, điều này giống như bé đang bị bắt ép phải ăn.
Vì thế, cha mẹ nên hạn chế la mắng, hãy để bé tự ăn, hình thành thói quen ăn uống tự lập, việc được chủ động trong việc ăn uống sẽ giúp bé ăn ngon và nhiều hơn.
Cha mẹ hãy làm gương cho bé bằng hành động, đặc biệt là hạn chế ăn vặt trước mặt con.