Mua máy quay camera nhỏ đeo tay cho con, bố choáng váng với những gì xem được

Cô giáo đã có những hành động không đúng mực.

Mới đây, một câu chuyện học đường đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, chú ý của cư dân mạng, gây ra một cuộc tranh luận lớn về cách hành xử của giáo viên đối với học sinh. Câu chuyện được kể bởi một gia đình tình khi thấy con mình có quá nhiều biểu hiện lạ.

Đây là sự vụ xảy ra tại thị trấn Wulantuga ở quận Qianguo, Trung Quốc. Gia đình nọ có con đang học lớp 4. Dạo gần đây nhận thấy con mình có nhiều cảm xúc bất thường, chính vì vậy họ đã mua một thiết bị quay phim đeo tay để con mang theo bên mình. Vị phụ huynh này nghĩ rằng bằng cách đó sẽ biết được chuyện gì xảy ra với con mỗi ngày để tìm hiểu nguyên nhân về việc con mình hay buồn bã, trầm lắng, ít nói. Và những gì mà họ phát hiện ra thật đáng sợ.

Mua máy quay camera nhỏ đeo tay cho con, bố choáng váng với những gì xem được - 1

Bị cô giáo buông lời xúc phạm, học sinh căng thẳng, dẫn đến rối loạn cảm xúc, tâm lý  (Ảnh minh họa)

“Đầu em rống tuếch à?”; “Em không có não à?”; “Em thực sự là một người không có đầu óc…”… đó chính xác là những gì mà giáo viên của bé đã nói với bé mỗi ngày. Chính điều này đã tạo nên một sự rối loạn tâm lý khiến bé thành ra bất ổn như vậy.

Ngay khi phát hiện ra nguyên nhân, bố mẹ đã đưa bé đến gặp chuyên gia tâm lý. Kết quả chẩn đoán cho thấy đứa trẻ có vấn đề về tâm lý.

Nhận được phản ánh của phụ huynh, văn phòng giáo dục quận Qiangou đã thành lập nhóm điều tra ngay lập tức. Nguyên nhân câu chuyện là do học sinh không hoàn toàn bài tập nên cô giáo Lưu – người giảng dạy cháu bé đã có những lời lẽ xúc phạm, bạo lực và hành động thái quá trong quá trình tiếp xúc với học trò của mình.

Ngay sau đó cô giáo Lưu đã chịu những hình thức kỷ luật, hạ bậc hành chính, thuyên chuyển công tác. Hiệu trưởng của ngôi trường này cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã không quản lý, giáo dục đạo đức nhà giáo cho các giáo viên trong ngôi trường  mình quản lý. Cô giáo Lưu cũng đã gửi lời xin lỗi tới các phụ huynh và học sinh trong lớp mà mình chủ nhiệm.

Mua máy quay camera nhỏ đeo tay cho con, bố choáng váng với những gì xem được - 3

Trẻ em hiện nay phải đối diện với những áp lực học hành rất lớn, giáo viên và gia đình cần có những biện pháp dạy hợp lý để không làm ảnh hưởng tới cảm xúc và sự phát triển lành mạnh của trẻ (Ảnh minh họa)

Làm cha mẹ, sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng. Để nhận ra những dấu hiệu khi con mình đang bị bạo hành ở trường về tinh thần mà không cần đến máy quay nhỏ như ông bố này, phụ huynh có thể chú ý quan sát con: 

Theo các nghiên cứu của The National Child Traumatic Stress Netwwork (Hệ thống trẻ em bị chấn động mạnh quốc gia) của Mỹ, việc trẻ bị bạo hành có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

- Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, làm nhục... đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất... ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

- Khi bị bạo hành hoặc nhìn thấy những đứa trẻ khác bị bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.

- Thiếu tin tưởng vào mọi người.

- Sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội.

- Mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân.

- Hung hăng, bạo lực với mọi người, thậm chí có hành vi tự hại. Luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.

- Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quan trọng.

Xưa là mỹ nhân không đợi tuổi, 8 năm sau cô bé làm nhiều người tiếc nuối: Vỡ nét hết!
Theo Minh Khuê Theo Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)