Vừa trải qua chuyến trăng mật muộn bên trời Tây cùng ông xã , Hoàng Oanh mới đây đã chia sẻ lại trải nghiệm lần đầu tắm hồ nước nóng ngoài trời trên vlog cá nhân. Trong đoạn clip, Hoàng Oanh và ông xã cùng trải nghiệm loại hình tắm hồ bơi tập thể ở thành phố Budapest, Hungary.
Điều khiến nhiều người giật mình, đó là bởi nhiệt độ ngoài trời khi đó chỉ 1 độ C. Thậm chí vì muốn tiết kiệm, không thuê dép nên Hoàng Oanh và ông xã đã phải chạy bộ chân trần một quãng đường khá dài để tới hồ, khiến cho đôi chân cả hai trở nên lạnh cóng.
Sau 1 tiếng ngâm hồ nước nóng 40 độ, Hoàng Oanh cùng ông xã cuối cùng cũng không thể chịu nổi nên đành lên bờ.
Rất nhiều người cảm thấy đây là trải nghiệm thú vị, tuy nhiên phần nhiều cũng lo lắng cho sức khoẻ của Hoàng Oanh, nhất là khi trong thời gian đó, nữ MC đang mang bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu vô cùng quan trọng.
Vậy bà bầu có nên tắm, ngâm bồn nước nóng và nhiệt độ khi tắm bao nhiêu là hợp lý?
Nhìn chung, trong trường hợp được kiểm soát và tùy thuộc vào thời kỳ mang thai, mẹ bầu tắm nước nóng là an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo không làm tăng nhịp tim quá mức và giữ cho lưu thông máu ổn định với bà bầy, các chuyên gia khuyên nhiệt độ nước tối đa không quá 38 độ C.
Lợi ích của việc tắm nước ấm khi mang thai
Có rất nhiều lợi ích khi mẹ bầu tắm nước ấm, cụ thể là:
Tắm nước ấm có thể làm dịu cơ bắp, giúp thư giãn các cơ căng thẳng do sự phân phối lại trọng lượng gây ra bởi thai nhi.
Tắm nước ấm với dầu có thể giúp nuôi dưỡng làn da và thư giãn cơ thể, hỗ trợ làm giảm chuột rút.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Giảm các cơn co thắt sớm.
Giảm phù nề chân
Nên tắm nước nóng bao lâu?
Tùy thuộc vào giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên ở trong bồn tắm tối đa từ 10 đến 15 phút. Điều này đảm bảo rằng bồn tắm mang lại lợi ích cho bạn, trong khi không làm cơ thể bạn quá nóng. Ở lại lâu hơn 15 phút trong bồn tắm, bất kể nhiệt độ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Tại sao không nên xông hơi hoặc tắm bể sục khi mang thai?
Các tia nước trong bể sục cùng với nhiệt độ cao của nước có thể gây hại cho thai nhi bằng cách thay đổi lưu thông máu.
Phòng tắm hơi đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc với sức nóng trong thời gian dài, dễ dẫn đến kiệt sức.
Những bồn tắm này có thể làm tăng nhịp tim của bạn khá nhanh và dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu nhiệt trong phòng tắm hơi quá cao, có thể dẫn đến chóng mặt và mất nước cực độ.
Xông hơi, bể sục và bồn tắm nước nóng có thể làm tăng nhịp tim của bé đến mức nguy hiểm.
Nếu rất muốn xông hơi, mẹ bầu nên chú ý:
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Đảm bảo bạn không ở trong phòng tắm hơi quá 5-6 phút.
Nếu bạn gặp tình trạng chóng mặt, hãy thoát khỏi phòng tắm hơi ngay lập tức.
Theo dõi nước và nhiệt độ phòng thường xuyên.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể 15 phút sau khi tắm hơi.